Vốn lưu động là yếu tố giúp hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được vận hành liên tục và thường xuyên. Như vậy, có thể coi vốn lưu động là yếu tố đặc biệt quan trọng trong tài chính doanh nghiệp. Việc nắm vững về khái niệm, ý nghĩa cũng như cách quản lý vốn lưu động là điều cần thiết.
Vốn lưu động là gì?
-
Khái niệm vốn lưu động
Vốn lưu động chính là số tiền doanh nghiệp đầu tư để tạo ra tài sản lưu động của doanh nghiệp như nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng tồn kho, các khoản phải thu ngắn hạn….
Bên cạnh tài sản cố định thì các tài sản lưu động khác nhau cũng là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống tài sản của mỗi doanh nghiệp. Tại từng doanh nghiệp với kết cấu và loại hình khác nhau sẽ có cơ cấu tài sản lưu động phù hợp. Tuy nhiên, nhìn chung cơ cấu tài sản lưu động tại các doanh nghiệp hiện nay sẽ bao gồm tài sản lưu động sản xuất và lưu thông.
2. Ý nghĩa của vốn lưu động
Vốn lưu động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng tại các doanh nghiệp bởi lẽ:
Các tài sản lưu động là những yếu tố tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần vốn lưu động để duy trì và vận hành liên tục hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vốn lưu động có tính thanh khoản cao nên dễ dàng huy động nhanh hơn. Nếu doanh nghiệp cần nguồn vốn gấp để đầu tư mở rộng quy mô có thể cân nhắc lựa chọn vốn lưu động.
Vốn lưu động cấu thành nên giá thành của sản phẩm giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Vốn lưu động giúp đánh giá hiệu quả quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp.
3. Đặc điểm của vốn lưu động
Vốn lưu động là vốn đầu tư cho các tài sản lưu động có tính thanh khoản cao nên vốn lưu động có tính dịch chuyển trong dòng tiền.
Vốn lưu động biểu hiện bằng các tài sản lưu động có thể là nguyên vật liệu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh nên sẽ dịch chuyển 1 lần toàn bộ giá trị vào giá trị của sản phẩm hoặc quá trình sản xuất kinh doanh.
Sản xuất kinh doanh là một chu kỳ khép kín, vốn lưu động vận động từ hình thái này sang hình thái khác rồi trở về hình thái ban đầu với giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Ví dụ: nguyên liệu cấu thành nên sản phẩm, sau 1 quá trình sản xuất kinh doanh, nguyên liệu trở thành sản phẩm với giá trị cao hơn giá trị ban đầu.
Phân loại vốn lưu động
1. Phân loại vốn lưu động theo vai trò
Theo vai trò vốn lưu động được chia thành các loại như sau:
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: phụ tùng, nguyên vật liệu,…
- Vốn lưu động trong khâu sản xuất: sản phẩm bán thành phẩm, dở dang…
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông: vốn trong thanh toán, vốn đầu tư ngắn hạn…
2. Phân loại vốn lưu động theo hình thái biểu hiện
Theo hình thái biểu hiện vốn lưu động được chia thành các loại như sau:
- Vốn lưu động là hiện vật như vật tư, hàng hóa: hàng tồn kho, nguyên vật liệu
- Vốn lưu động bằng tiền: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
3. Phân loại vốn lưu động theo quan hệ sở hữu
Theo quan hệ sở hữu vốn lưu động được chia thành các loại như sau:
- Vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (vốn chủ sở hữu): vốn góp của chủ sở hữu, vốn góp công ty cổ phần…
- Vốn lưu động là vốn vay, các khoản nợ: trái phiếu, nợ phải trả…
4. Phân loại vốn lưu động theo nguồn hình thành
Theo nguồn hình thành vốn lưu động được chia thành các loại như sau:
- Vốn lưu động được tạo nên từ nguồn vốn điều lệ;
- Vốn lưu động được doanh nghiệp bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh;
- Vốn lưu động tạo ra từ hoạt động góp vốn liên doanh;
- Vốn lưu động huy động từ các tổ chức tín dụng;
- Vốn lưu động huy động từ thị trường thông qua trái phiếu, cổ phiếu.
5. Phân loại vốn lưu động theo thời gian huy động và sử dụng vốn
Theo thời gian huy động và sử dụng vốn vốn lưu động được chia thành các loại như sau:
- Vốn lưu động tạm thời: các khoản vay ngắn hạn ngân hàng
- Vốn lưu động thường xuyên: vốn có tính chất ổn định để tạo nên tài sản lưu động thường xuyên
Cách tính vốn lưu động
Qua các thông tin đã tìm hiểu về vốn lưu động trên đây thì có thể xác định vốn lưu động là yếu tố phản ánh liệu doanh nghiệp có khả năng đáp ứng những nghĩa vụ ngắn hạn hay không cũng như thời gian cần thiết để có thể đáp ứng được các nghĩa vụ này. Công thức xác định vốn lưu động của doanh nghiệp như sau:
Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
Trong đó:
Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là những tài sản mà doanh nghiệp có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong thời gian ngắn (< 1 năm). Tài sản ngắn hạn bao gồm tiền, các khoản tương đương tiền và các khoản tài sản ngắn hạn khác như phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho. Tài sản ngắn hạn được biểu hiện trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
Nợ ngắn hạn là những khoản nợ mà doanh nghiệp cần thanh toán trong thời hạn nhỏ hơn hoặc bằng 1 năm. Nợ ngắn hạn bao gồm các khoản phải trả ngắn hạn, các khoản vay ngắn hạn… Nợ ngắn hạn cũng được biểu hiện trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
Phân biệt vốn lưu động và vốn cố định
Vốn lưu động và vốn cố định có điểm giống nhau ở chỗ cả hai đều là nguồn vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chúng lại có nhiều điểm khác nhau, bao gồm:
Vốn lưu động | Vốn cố định | |
Khái niệm | Vốn lưu động chính là số tiền doanh nghiệp đầu tư để tạo ra tài sản cố định của doanh nghiệp Ví dụ: Tài sản cố định trị giá 1 tỷ đồng tại xưởng sản xuất được đầu tư bởi nguồn vốn cố định | Vốn lưu động chính là số tiền doanh nghiệp đầu tư để tạo ra tài sản lưu động để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên, liên tục Ví dụ: tiền, các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho |
Đặc điểm |
|
|
Các chỉ tiêu theo dõi | Tài sản cố định | Tiền, các khoản tương đương tiền, nợ phải thu ngắn hạn… |
Phân loại | Theo hình thái biểu hiện:
Theo tình hình sử dụng thực tế:
| Theo hình thái biểu hiện:
Theo vai trò:
Phân loại theo 1 số tiêu chí khác như:
|