So sánh ưu, nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp – Hiện tại, Việt Nam đang có 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất là Công ty TNHH, Công ty Cổ phần, Công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Mỗi loại hình đều có những ưu, nhược điểm riêng. Sau đây ĐLT Tín Tâm Việt sẽ giới thiệu với quý vị ưu, nhược điểm của loại hình này, từ đó tùy vào mục đích, điều kiện của quý vị có thể lựa chọn 1 loại hình doanh nghiệp phù hợp để kinh doanh.
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Về cơ bản các loại hình công ty khác nhau những vấn đề sau:
- Phương thức huy động vốn;
- Cơ cấu tổ chức của công ty;
- Tính phức tạp quản lý thủ tục cũng như chi phí của công ty;
- Mức độ rủi ro;
Theo đó, Doanh nghiệp được tổ chức theo nhiều loại hình khác nhau. Mỗi loại hình doanh nghiệp có đặc trưng và từ đó tạo nên những hạn chế hay lợi thế của doanh nghiệp.
ĐLT Tín Tâm Việt sẽ phân tích những ưu, nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp để các bạn hiểu rõ hơn.
Doanh nghiệp tư nhân
Bạn đã từng nghe tới loại hình Doanh Nghiệp Tư Nhân bao giờ chưa? Chắc có lẽ, đây là loại hình quá đỗi quen thuộc với mọi người đúng không nào!
Chúng ta có thể hiểu doanh nghiệp tư nhân là một tổ chức kinh tế được đăng ký kinh doanh theo quy định và thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Ưu điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân
Khi bàn về ưu điểm của loại hình này thì phải kể tới như:
- Loại hình này hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan tới hoạt động kinh doanh của DN.
- Đồng thời ít bị chịu sự ràng buộc chặc chẽ bởi Pháp luật.
- Một ưu điểm vượt trội nữa là tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng bởi chế độ trách nhiệm vô hạn của Doanh Nghiệp Tư Nhân.
- Nhược điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân
Nhược điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân
Bên cạnh ưu điểm trên thì doanh nghiệp tư nhân có một số nhược điểm phải kể tới như:
- Vì không có tư cách pháp nhân, cho nên dĩ nhiên mức độ rủi ro của chủ công ty tư nhân cao.
- Trách nhiệm vô hạn: Doanh nghiệp Tư Nhân phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ không những bằng tài sản của công ty mà kể cả tài sản của chủ doanh nghiệp trong đó.
Loại hình Công ty TNHH (trách nhiệm hữu hạn)
Đối với loại hình này, cũng được nhiều start up trẻ lựa chọn khi có nhu cầu kinh doanh. Cụ thể, loại hình này bao gồm:
Công ty TNHH MTV
Công ty TNHH 1 thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (gọi chung là chủ sở hữu công ty).
Ưu điểm Công ty TNHH MTV
- Vì chỉ có duy nhất một chủ sở hữu, cho nên chủ sở hữu công ty có quyền quyết định toàn bộ trong quản lý và điều hành công ty, cơ cấu tổ chức đơn giản.
- Chọn loại hình doanh nghiệp này thì chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty dẫn tới rủi ro cho chủ sở hữu ít hơn so với Doanh nghiệp Tư Nhân.
- Với loại hình này, bạn có thể chuyển nhượng vốn sang cho các cá nhân hoặc tổ chức nên có khả năng huy động vốn.
Nhược điểm của Công ty TNHH MTV
- Do chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm quá trình kinh doanh trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty. Chính vì vậy sẽ có ít sự tin tưởng từ các đối tác muốn liên kết, hợp tác.
- Nhược điểm nữa là khi bạn có nhu cầu cần huy động vốn bằng cách chuyển nhượng vốn sang cho cá nhân hoặc tổ chức khác thì phải làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ 01 thành viên lên Công ty TNHH từ 02 thành viên hoặc là loại hình Công ty Cổ phần. Điều này rườm rà và tốn kém thời gian.
- Đồng thời, loại hình này không được phát hành cổ phiếu cũng như giao dịch trên Sàn giao dịch chứng khoán.
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Trước khi tìm hiểu ưu và nhược điểm của Công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì chúng ta cần hiểu định nghĩa về loại hình này. Thực chất đây là công ty có số lượng thành viên trong công ty từ 2 thành viên trở lên, và số lượng thành viên trong vượt quá 50. Trong đó, thành viên trong ty có thể là cá nhân hoặc tổ chức đều được.
Ưu điểm của Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Với loại hình này, khi bạn chọn lựa thì ít rủi ro cho thành viên trong công ty khi hoạt động. Bởi vì thành viên chỉ chịu trách nhiệm khi có phát sinh trong phạm vi số vốn góp vào công ty
- Loại hình này chúng ta có thể chuyển nhượng vốn, bán lại phần vốn góp cho các cá nhân, tổ chức khác. Chính vì vậy, có thể nói rằng đây là loại hình có khả năng huy động vốn cao.
Nhược điểm Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Bởi vì thành viên chỉ chịu trách nhiệm đối với quá trình kinh doanh trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty. Dĩ nhiên, điều này sẽ dẫn tới có ít sự tin tưởng từ các đối tác muốn liên kết.
- Đồng thời, với loại hình này bạn sẽ không được phát hành cổ phiếu cũng như giao dịch trên Sàn chứng khoán.
Loại hình Công ty cổ phần
Cần hiểu loại hình Công ty CP (cồ phần) thực chất như thế nào? Hiểu một cách đơn giản nhất là DN có số lượng cổ đông trong công ty tối thiểu là 03 và không giới hạn số lượng tối đa.
Nguồn vốn của DN được chia làm nhiều phần tương ứng với số vốn góp của các thành viên trong DN. Đồng thời, cổ đông trong công ty CP có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
Ưu điểm Công ty cổ phần
Chọn loại hình doanh nghiệp này sẽ ít rủi ro cho cổ đông trong công ty khi hoạt động. Đơn giản là vì cổ đông chỉ chịu trách nhiệm khi có phát sinh trong phạm vi số vốn góp vào Doanh nghiệp mà thôi.
Với loại hình này, DN có quyền phát hành cổ phiếu, trái phiếu và đưa lên Sàn giao dịch chứng khoán.
Bên cạnh đó, với loại hình này ưu điểm phải kể tới nữa đó là nó có thể chuyển nhượng vốn cho cổ đông trong và ngoài công ty. Số lượng cổ đông trong công ty là không giới hạn. Do đó, có thể xem công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có khả năng huy động vốn cao nhất hiện nay.
Nhược điểm Công ty cổ phần
Nếu chấp nhận chọn loại hình doanh nghiệp này thì bạn phải chấp nhận với việc ít niềm tin với đối tác khi cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp.
Nếu trong trường hợp công ty có quá nhiều cổ đông thì việc quản lý, điều hành công ty vô cùng phức tạp. Điều này dẫn đến là rất dễ xảy ra trường hợp không đồng nhất ý kiến của các cổ đông trong bộ máy quản lý.
Công ty hợp danh
Một loại hình doanh nghiệp cuối cùng đó là Công ty hợp danh, đây là công ty trong đó phải có ít nhất hai thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty, ngoài các thành viên công ty hợp danh có thể có thành viên góp vốn.
Ưu điểm Công ty hợp danh
Ưu điểm đầu tiên phải kể đến là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh cho nên loại hình doanh nghiệp này có thể dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh.
Theo như các ghi nhận cho thấy, việc điều hành quản lý công ty hợp danh không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín và tuyệt đối tin tưởng nhau trong quá trình kinh doanh.
Nhược điểm Công ty hợp danh
Một hạn chế của công ty hợp danh phải kể đến đó là do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn. Cho nên mức độ rủi ro của các thành viên trong công ty hợp danh là rất cao.
Hạn chế nữa đó là loại hình công ty hợp danh được quy định trong Luật công ty năm 2005 nhưng trên thực tế loại hình công ty này chưa phổ biến cho lắm.
Trên đây là tổng hợp của Tín Tâm Việt về các ưu, nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp, hy vọng các bạn sẽ lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu của mình. Hãy liên hệ ngay với Đại Lý Thuế Tín Tâm Việt nếu bạn đang có ý định thành lập doanh nghiệp nhé! Chúng tôi hiện có Dịch vụ thành lập công ty, Doanh nghiệp đảm bảo tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình từ A – Z cho quý doanh nghiệp. Với kinh nghiệm lâu năm của mình, chúng tôi cam kết những kiến thức và sự hiểu biết rõ ràng về quy trình đăng ký cũng như đặc thù kinh doanh của lĩnh vực xây dựng.
Đại Lý Thuế Tín Tâm Việt sẵn sàng đồng hành cùng quý khách trong thời gian đầu công ty hoạt động, hỗ trợ tư vấn về kế toán – thuế. Chắc chắn sẽ giúp giảm bớt được gánh nặng cho chủ doanh nghiệp về một số quy định thuế – kế toán đối với những công ty mới thành lập. Đừng lo ngại về vấn đề chi phí, chúng tôi luôn có mức giá hợp lý và cạnh tranh nhất thị trường cho tất cả khách hàng!
Liên Hệ Công Ty TNHH Tư vấn Tín Tâm Việt
Văn Phòng: 38/8 Liên Khu 10-11, P. Bình Trị Đông, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh | Tel: 0986.211.911 | FB: facebook.com/tintamviet.tax/