Tổng hợp 7 điều quan trọng mà kế toán cần biết từ ngày 5/12/2020 – Vừa qua, khi Chính phủ ban hành Nghị định 125/2020/NĐ-CP VÀ Nghị định 126/2020/NĐ-CP có hiệu lựa từ ngày 5/12/2020 đã gây không ít hoang mang và lo lắng cho những ai làm việc trong lĩnh vực kế toán – thuế. Với 2 nghị định này, đã có nhiều sự thay đổi về quy định thuế và xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn mà cụ thể được tóm gọn trong 7 điều dưới đây mọi kế toán viên nên nắm rõ.
7 điều quan trọng mà kế toán cần biết từ ngày 5/12/2020
Bán hàng mà không xuất hóa đơn bị phạt tới 20 triệu đồng
Khoản 5 Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định như sau:
“5. Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định, trừ hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này”.
Như vậy, bán hàng mà không lập hóa đơn bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng, trừ hành vi không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động.
Ngoài việc bị phạt tiền thì người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ buộc phải lập hóa đơn khi người mua có yêu cầu.
Chậm nộp hồ sơ khai thuế có thể bị phạt đến 25 triệu đồng
Căn cứ Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, tùy thuộc vào thời gian chậm nộp mà mức xử phạt sẽ khác nhau.
>>>Xem thêm: Tăng mức xử phạt vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế từ ngày 5/12/2020
Biện pháp khắc phục hậu quả:
– Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế.
– Buộc nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế đối với 02 hành vi sau:
+ Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
+ Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ngân hàng phải cung cấp thông tin tài khoản khách hàng theo đề nghị của cơ quan thuế
Khoản 2 Điều 30 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định ngân hàng thương mại có trách nhiệm cung cấp các thông tin về tài khoản thanh toán của người nộp thuế mở tại ngân hàng cho cơ quan quản lý thuế như sau:
* Thông tin cung cấp
Theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế, ngân hàng thương mại cung cấp thông tin tài khoản thanh toán của từng người nộp thuế bao gồm: Tên chủ tài khoản, số hiệu tài khoản theo mã số thuế đã được cơ quan quản lý thuế cấp, ngày mở tài khoản, ngày đóng tài khoản.
* Thời điểm cung cấp
– Cung cấp thông tin lần đầu: Trong thời gian 90 ngày kể từ ngày 05/12/2020.
– Cung cấp thông tin định kỳ: Được thực hiện hàng tháng trong 10 ngày của tháng kế tiếp.
* Phương thức cung cấp thông tin: Được thực hiện dưới hình thức điện tử
Lưu ý: Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm bảo mật thông tin và hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự an toàn của thông tin.
Thời hạn nộp lệ phí trước bạ, lệ phí môn bài
Căn cứ khoản 8, 9 Điều 18 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, thời hạn nộp lệ phí trước bạ, lệ phí môn bài như sau:
– Lệ phí trước bạ: Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày ban hành thông báo, trừ trường hợp người nộp thuế được ghi nợ lệ phí trước bạ.
– Lệ phí môn bài:
+ Chậm nhất là ngày 30/01 hàng năm.
+ Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp) khi kết thúc thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ tư kể từ năm thành lập doanh nghiệp) thì thời hạn nộp như sau:
. Nếu kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong thời gian 6 tháng đầu năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/7 năm kết thúc thời gian miễn.
. Nếu kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong thời gian 6 tháng cuối năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 năm liền kề năm kết thúc thời gian miễn.
+ Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh sau đó hoạt động trở lại thì thời hạn nộp như sau:
. Trường hợp ra hoạt động trong 6 tháng đầu năm: Chậm nhất là ngày 30/7 năm ra hoạt động.
. Trường hợp ra hoạt động trong thời gian 6 tháng cuối năm: Chậm nhất là ngày 30/01 năm liền kề năm ra hoạt động.
Mức phạt với hành vi làm mất, hỏng, cháy hoá đơn
Căn cứ Điều 26 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, mức xử phạt đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn được quy định rõ như sau:
9 trường hợp người nộp thuế bị công khai thông tin
* Khi nào người nộp thuế bị công khai thông tin?
Theo khoản 1 Điều 29 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, cơ quan quản lý thuế công khai thông tin về người nộp thuế trong các trường hợp sau:
* Hình thức công khai
– Đăng tải trên cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế, trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế các cấp.
– Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
– Niêm yết tại trụ sở cơ quan quản lý thuế.
– Thông qua việc tiếp công dân, họp báo, thông cáo báo chí, hoạt động của người phát ngôn của cơ quan quản lý thuế các cấp theo quy định.
– Các hình thức công khai khác theo các quy định có liên quan.
4 văn bản về thuế, hóa đơn hết hiệu lực thi hành
Kể từ ngày 05/12/2020, những văn bản về thuế, xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn sau đây hết hiệu lực thi hành:
Trên đây là một số quy định quan trọng mọi kế toán cần biết từ 05/12/2020.Nếu có vướng mắc về thuế – hóa đơn, các kế toán viên, doanh nghiệp hoặc bạn đọc vui lòng liên hệ Tín Tâm Việt theo Hotline: 0986.211.911 để được hỗ trợ nhanh nhất.