Thuế nhà thầu là gì? Những đối tượng nào chịu thuế nhà thầu và và đối tượng nào không phải chịu thuế nhà thầu? Cách tính thuế nhà thầu như thế nào?… Với hàng loại câu hỏi như vậy về vấn đề thuế nhà thầu, hôm nay ĐLT Tín Tâm Việt sẽ đem đến bạn bài viết này để giải đáp tất cả những thắc mắc của bạn. Hãy cùng theo dõi để hiểu hơn về thuế nhà thầu là gì nhé!
Thuế nhà thầu là gì?
Thuế nhà thầu là loại thuế áp dụng đối với cá nhân, tổ chức (nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài) khi kinh doanh hoặc có thu nhập tại Việt Nam theo quy định.
Các loại thuế áp dụng:
Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là tổ chức kinh doanh: Phải thực hiện nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là cá nhân nước ngoài kinh doanh: Thực hiện nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân theo pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
Lưu ý: Đối với các loại thuế, phí và lệ phí khác, Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện theo các văn bản pháp luật về thuế, phí và lệ phí khác hiện hành.
Đối tượng chịu thuế nhà thầu
Căn cứ vào Điều 1, Thông tư 103/2014/TT-BTC về hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam tôi tóm tắt như sau:
Chi tiết các đối tượng chịu thuế:
- Kinh doanh hoặc phát sinh thu nhập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng hoặc thỏa thuận hoặc cam kết;
- Phân phối hàng hoá tại VN /cung cấp hàng hoá theo điều kiện giao hàng của các điều khoản thương mại quốc tế ( Incoterms) mà bên bán chịu rủi ro liên quan đến hàng hóa vào đến lãnh thổ VN
- Cung cấp hàng hóa tại Việt Nam (thường gọi XNK tại chỗ) và phát sinh thu nhập tại Việt Nam;
- Thông qua bên Việt Nam để đàm phán, ký kết hợp đồng đứng tên nước ngoài;
Chi tiết để hiểu rõ hơn như sau:
Với thuế GTGT
Dịch vụ hoặc các dịch vụ gắn với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT:
- Cung cấp ở Việt nam + Tiêu dùng tại Việt Nam
- Cung cấp ngoài VN + Tiêu dùng tại Viêt Nam
Với thuế TNDN
- Dịch vụ gắn với hàng hóa;
- Cung cấp dịch vụ;
- Cung cấp, phân phối hàng hóa;
Lưu ý:
(*) Trường hợp, nếu cung cấp hàng hóa thực tế có kèm theo dịch vụ mà các dịch vụ này miễn phí, có hoặc không nằm trong giá trị hợp đồng các dịch vụ như: Lắp đặt, bảo hành, bảo dưỡng, chạy thử,…
- Đối với thuế GTGT vẫn phải tính trên giá trị dịch vụ;
- Đối với thuế TNDN tính trên toàn bộ giá trị dịch vụ + hàng hóa;
(*) Trường hợp, hợp đồng không tách riêng được giá trị hàng hoá và giá trị dịch vụ đi kèm (bao gồm cả trường hợp dịch vụ kèm theo miễn phí) thì:
- Đối với thuế GTGT vẫn phải tính trên toàn bộ giá trị hợp đồng;
- Đối với thuế TNDN vẫn phải tính trên toàn bộ giá trị hợp đồng;
Đối tượng không chịu thuế nhà thầu
Căn cứ vào Điều 2, Thông tư 103/2014/TT-BTC tóm tắt gọn một số đối tượng không chịu thuế như sau:
Chi tiết các trường hợp không chịu thuế:
- Đào tạo (trừ đào tạo trực tuyến);
- Dịch vụ được cung cấp và tiêu dùng ngoài Việt Nam;
- Hàng hóa không kèm theo các dịch vụ được thực hiện tại VN;
- Môi giới: bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài;
- Một số dịch vụ được thực hiện tại nước ngoài;
- Quảng cáo, tiếp thị (trừ quảng cáo, tiếp thị trên internet);
- Tổ chức tín dụng;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài KD tại VN theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Dầu khí,…;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng kho ngoại quan, cảng nội địa (ICD) làm kho hàng hóa để phụ trợ cho hoạt động vận tải quốc tế, quá cảnh, chuyển khẩu, lưu trữ hàng hoặc để cho DN khác gia công;
- Xúc tiến đầu tư và thương mại;
- Chia cước thanh toán dịch vụ, viễn thông quốc tế giữa VN với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài VN dịch vụ này được thực hiện ở ngoài VN;
- Sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, có bao gồm hoặc không bao gồm vật tư, thiết bị thay thế kèm theo
Cách tính thuế nhà thầu
Cách tính thuế nhà thầu khá quan trọng, đối với từng trường hợp có một các xác định cơ sở tính thuế khác nhau, đối với giá NET thì khác, đối với giá GROSS thì khác. Nhưng có bản được xác định như sau:
Cách tính thuế GTGT nhà thầu
Công thức xác định thuế GTGT cho nhà thầu nước ngoài:
Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính Thuế GTGT x Tỷ lệ % để tính thuế GTGT
Doanh thu tính thuế GTGT:
Doanh thu tính thuế: Là toàn bộ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa chưa trừ các khoản thuế phải nộp, các khoản bên Việt Nam trả thay (nếu có)
(*) Nếu theo quy định tại hợp đồng, doanh thu nhận được chưa bao gồm thuế GTGT thì quy đổi theo CT
Doanh thu tính thuế | = | Doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT |
1 – tỷ lệ phần trăm %
|
(*) Nếu có giao bớt một phần công việc cho thầu phụ thì doanh thu tính thuế KHÔNG bao gồm giá trị đã giao cho thầu phụ
Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu:
STT | Ngành kinh doanh | Tỷ lệ % để tính thuế GTGT |
1 | Dịch vụ, cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm; xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị | 5% |
2 | Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa; xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị | 3% |
3 | Hoạt động kinh doanh khác | 2% |
Cách tính thuế TNDN nhà thầu
Công thức tính thuế TNDN nhà thầu như sau:
Thuế TNDN phải nộp = Doanh thu tính Thuế TNDN x Tỷ lệ % để tính thuế TNDN
Doanh thu tính thuế TNDN
Doanh thu tính thuế(3): là toàn bộ doanh thu không bao gồm thuế GTGT + Các khoản bên VN trả thay (nếu có), chưa trừ các khoản thuế phải nộp.
Nếu theo quy định tại hợp đồng, doanh thu nhận được chưa bao gồm thuế TNDN thì quy đổi theo CT:
Doanh thu tính thuế | = | Doanh thu chưa bao gồm thuế TNDN |
1 – tỷ lệ phần trăm %
|
Nếu có giao bớt một phần công việc cho thầu phụ thì doanh thu tính thuế KHÔNG bao gồm giá trị giao cho thầu phụ.
Tỷ lệ % thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế:
STT | Ngành kinh doanh | Tỷ lệ (%) |
1 | Thương mại: phân phối, cung cấp hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị; phân phối, cung cấp hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị gắn với dịch vụ tại Việt Nam. | 1% |
2 | Dịch vụ, cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm, thuê giàn khoan | 5% |
3 | Cho thuê tàu bay, động cơ tàu bay, phụ tùng tàu bay, tàu biển | 2% |
4 | Xây dựng, lắp đặt có bao thầu hoặc không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị | 2% |
5 | Hoạt động sản xuất, kinh doanh khác, vận chuyển (bao gồm vận chuyển đường biển, vận chuyển hàng không) | 2% |
6 | Chuyển nhượng chứng khoán, chứng chỉ tiền gửi, tái bảo hiểm ra nước ngoài, hoa hồng nhượng tái bảo hiểm | 0,1% |
7 | Lãi tiền vay | 5% |
8 | Thu nhập bản quyền | 10% |
Thời gian nộp thuế nhà thầu
– Người nộp thuế thu nhập nhà thầu có nghĩa vụ nộp đầy đủ và đúng thời gian theo quy định của ngân sách nhà nước.
– Thời hạn thanh toán thuế nhà thầu của doanh nghiệp là 10 ngày nếu thanh toán được thực hiện hoặc ngày 20 hàng tháng nếu thanh toán hàng tháng kể từu ngày ngĩa vụ thuế trùng với thời hạn thanh toán thuế.
Mã số thuế của nhà thầu là gì?
Đây là một mã số thuế bao gồm 10 số được cấp cho nhà thầu và nhà thầu phụ nước ngoài căn cứ vào mỗi hợp đồng mà nhà thầu thực hiện khi họ nộp thuế nhà thầu trực tiếp với cơ quan thuế.
Trên đây là những thông tin được tổng hợp liên quan đến ” Thuế nhà thầu là gì“. Hi vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin liên quan đến vấn đề bạn quan tâm. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này!
Nếu có bất kì thắc mắc nào hãy để lại bình luận bên dưới để được chúng tôi hỗ trợ nhé!