Trang chủ Hướng dẫn thành lập công ty Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Đăng bởi My Dung

Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp – Sau 2 năm trì trệ vì dịch bệnh, một doanh nghiệp tồn tại và phát triển thực sự là một thách thức. Có thể thấy số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, giải thể không ngừng tăng cao.

Ngoài giải pháp tạm ngừng, giải thể. Một phương án khác được nhiều doanh nghiệp lựa chọn là việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Điều này đáp ứng và phù hợp với khả năng và tình hình phát triển. Phương án này giúp không ít doanh nghiệp vượt qua cơn khủng hoảng. Hãy cùng ĐLT Tín Tâm Việt tìm hiểu về thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp như thế nào nhé!

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là một hình thức tổ chức lại cơ cấu doanh nghiệp sao cho phù hợp với quy mô và định hướng phát triển của doanh nghiệp. Hay nói theo một cách khác là doanh nghiệp sẽ hoạt động dưới dạng một loại hình doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp chuyển đổi sẽ kế thừa toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và nghĩa vụ khác của doanh nghiệp được chuyển đổi. Thủ tục liên quan tới chuyển đổi loại hình doanh nghiệp được điều chỉnh bởi Luật doanh nghiệp.

Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

  •  Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
  •  Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
  •  Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
  •  Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần.
  • Chuyển đổi từ công ty cổ phần thành công ty công ty trách nhiệm hữu hạn.

– Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc mã số thuế của công ty.

– Nếu là doanh nghiệp tư nhân cần có sự đồng ý của chủ doanh nghiệp tư nhân về việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

– Nếu là công ty TNHH một thành viên thì cần có sự đồng ý của chủ sở hữu công ty về việc chuyển đổi loại hình công ty.

– Nếu là công ty TNHH hai thành viên trở lên thì cần có sự đồng ý của hội đồng thành viên công ty.

– Nếu công ty cổ phần thì cần phải phải có sự đồng ý của Đại hội đồng cổ đông về việc chuyển đổi loại hình công ty.

– Có giấy tờ pháp lý của thành viên mới và người đại diện theo pháp luật của công ty mới.

– Có đầy đủ hồ sơ về việc chuyển đổi loại hình công ty.

– Không có quy định về công ty cổ phần và công ty TNHH chuyển đổi thành doanh nghiệp tư nhân, do đó việc chuyển đổi này không thể thực hiện được.

– Công ty có từ dưới 2 thành viên thì không thể chuyển đổi thành công ty cổ phần.

– Công ty muốn chuyển sang loại hình khác phải chứng minh đáp ứng đủ điều kiện của loại hình đó do pháp luật quy định.

– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.

– Bước 2: Soạn thảo hồ sơ và đưa cho quý doanh nhân ký.

– Bước 3: Thay mặt quý doanh nhân nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Phòng Đăng ký kinh doanh.

– Bước 4: Thực hiện các công việc sau khi thay đổi loại hình công ty.

Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp 1

Đối với chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

– Điều lệ công ty chuyển đổi;

– Quyết đinh của chủ sở hữu về việc chuyển đổi;

– Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế, thời hạn thanh toán; danh sách người lao động hiện có; danh sách các hợp đồng chưa thanh lý;

– Danh sách thành viên đối với trường hợp chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

– Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của các thành viên công ty đối với trường hợp thành viên là cá nhân ( CMND/CCCD hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực); bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác đối với trường hợp thành viên công ty là tổ chức;

– Văn bản cam kết của chủ doanh nghiệp tư nhân về việc chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả các khoản nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp tư nhân và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;

– Văn bản thỏa thuận với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty trách nhiệm hữu hạn được chuyển đổi tiếp nhận và thực hiện các hợp đồng đó.

– Văn bản cam kết của chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thỏa thuận giữa chủ doanh nghiệp tư nhân và các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.

Đối với chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

– Điều lệ công ty; Danh sách thành viên;

– Bản sao Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

– Bản sao Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty;

– Bản sao Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên.

Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp 30

Đối với chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

– Điều lệ công ty;

– Bản sao Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân;

– Bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức.

Đối với chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

– Điều lệ công ty;

– Danh sách cổ đông sáng lập;

– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

– Bản sao Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân;

– Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức;

– Bản sao Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với chuyển đổi từ công ty cổ phần thành công ty công ty trách nhiệm hữu hạn:

– Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh;

– Dự thảo điều lệ công ty;

– Danh sách thành viên cổ đông và các giấy tờ kèm theo sau đây:

+ Đối với thành viên là cá nhân: Bản sao Giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác.

+ Đối với cổ đông là tổ chức: Bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.

+ Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.

Nếu thấy hay hãy cho 5 sao bạn nhé!

Để lại một bình luận