Trang chủ Các loại thuế khác Thuế gián thu là gì? Sự khác biệt giữa thuế gián thu và thuế trực thu

Thuế gián thu là gì? Sự khác biệt giữa thuế gián thu và thuế trực thu

Đăng bởi My Dung

Thuế gián thu là gì? Sự khác biệt giữa thuế gián thu và thuế trực thu – Hiện nay, thế giới có xu hướng coi trọng loại thuế gián thu vì nó đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách và dễ quản lí. Vậy thuế gián thu là gì? Có mấy loại thuế gián thu? Sự khác biệt giữa thuế gián thu và thuế trực thu là gì?… Tất cả những vấn đề cơ bản liên quan đến thuế gián thu sẽ được ĐLT Tín Tâm Việt giải đáp trong bài viết sau.

Thuế gián thu trong tiếng Anh là Indirect tax, là thuế thu đối với người tiêu dùng thông qua việc nộp thuế của người sản xuất, kinh doanh.

Các bạn có thể hình dung như sau: Người sản xuất hàng hóa và cung ứng dịch vụ sẽ cộng thêm phần thuế vào trong giá bán hàng hóa và dịch vụ của mình. Khi hàng hóa và dịch vụ được bán, người sản xuất thay mặt người tiêu dùng nộp khoản thuế gián thu cho Nhà nước.

phân biệt thuế gián thu và thuế trực thu

Do vậy, tính gián thu của loại thuế gián thu thể hiện ở chỗ người nộp thuế là người sản xuất, kinh doanh nhưng người thực tế chịu thuế là người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.

Ngoài ra, vì thuế được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ nên nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả thị trường, nói cách khác do tính gián thu nên loại thuế này có tác dụng điều tiết tiêu dùng của xã hội.

Hiện tại ở Việt Nam, thuế gián thu bao gồm các loại như:

Thuế là khoản trích nộp bằng tiền, mang tính bắt buộc, tính quyền lực nhà nước, tính không đối giá và hoàn trả trực tiếp do các tổ chức, cá nhân nộp cho nhà nước khi đủ những điều kiện nhất định nhằm đáp ứng việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Căn cứ vào mục đích điều tiết của nhà nước thì phân ra làm hai loại: thuế trực thu và thuế gián thu.

Tiêu chí Thuế gián thu

Thuế trực thu

Khái niệm

Là loại thuế thu gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa và dịch vụ. Trong thuế gián thu đối tượng nộp thuế không phải là người chịu thuế, người gánh thuế là người tiêu dùng. Bao gồm:

  • Thuế xuất nhập khẩu;
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt;
  • Thuế giá trị gia tăng…
Là loại thuế thu trực tiếp vào đối tượng nộp thuế, người có nghĩa vụ nộp thuế đồng thời là người chịu thuế. Bao gồm:

  • Thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Thuế thu nhập cá nhân;
  • Thuế nhà đất, tài nguyên…

Tiền thuế

Được cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ Đánh vào kết quả kinh doanh

Phương thức điều tiết

Nhà nước điều tiết gián tiếp thông qua giá cả của hàng hóa, dịch vụ

 

Nhà nước điều tiết trực tiếp thu nhập của người chịu thuế

Phạm vi tác động

 

Ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả thị trường vì thuế được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ

 

Ít tác động vào giá cả thị trường vì thường đánh vào kết quả kinh doanh sau một kỳ kinh doanh
Việc thu thuế Tương đối dễ dàng hơn vì ít gặp sự phản ứng của người chịu thuế

 

Khó thu, dễ trốn thuế nhất, vì việc thanh toán còn dùng tiền mặt nhiều, dẫn đến nhà nước gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát thu nhập thực tế của người nộp thuế

Dễ quản lí và dễ thu thuế vì thuế đã được cấu thành chung giá bán hàng hóa, dịch vụ và người sản xuất, kinh doanh không phải là người thực tế chịu thuế nên hạn chế được động cơ trốn thuế.

Người tiêu dùng nếu trình độ dân trí chưa cao thì không thấy được. Vì vậy, hầu hết các nước nghèo, chậm phát triển thường coi thuế gián thu là nguồn thu chủ yếu. Trong lúc các nước phát triển lại lấy thuế trực thu là nguồn thu chính của ngân sách.

Như đã đề cập ở trên, thuế này có nhiều loại nên công thức tính thuế của mỗi loại cũng không giống nhau. Dưới đây là một số ví dụ cơ bản, minh họa cho các loại thuế cần tính.

phân biệt thuế gián thu và thuế trực thu 1

Ví dụ 1: Tính thuế GTGT

Công ty Y xuất bán một lô hàng 5000 hộp sữa bột cho trẻ em với giá bán 800.000đ/hộp. Để khuyến mãi nhân dịp Tết Nguyên Đán, công ty quyết định giảm giá bán đi 5%. Vậy giá tính thuế của lô hàng này như sau:

Giá tính thuế của một hộp sữa bột: 800.000 – (800.000 x 0.05) = 760.000 đ.

Giá tính thuế của lô hàng 5.000 cái: 760.000 x 5.000 = 3.800 triệu đồng.

⇒ Như vậy, giá tính thuế của cả lô hàng này là 3.800.000.000 đồng.

Ví dụ 2: Tính thuế TTĐB (thuế tiêu thụ đặc biệt)

Cửa hàng X chuyên sản xuất A là mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Năm 2020 sản xuất được 1.500 sản phẩm với giá bán chưa có thuế GTGT là 1.200.000đ/sản phẩm. Biết rằng thuế suất thuế TTĐB là 45%. Các bạn tính thuế TTĐB phải nộp của cửa hàng này như sau:

Giá tính thuế TTĐB = (Giá bán chưa thuế GTGT / 1+Thuế suất Thuế TTĐB) = (1.200 / 1+0,45)] = 827,58 (1.000đ).

Thuế TTĐB phải nộp = Số lượng hàng hóa tính thuế TTĐB x Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất thuế TTĐB = 1.500 x 827.58 x 0,45 = 558.616 (1.000đ).

Vậy thuế TTĐB mà DN phải nộp là 558.616 ( 1.000đ).

Trên đây là những thông tin cơ bản về thuế gián thu. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc muốn được tư vấn các vấn đề liên quan vui lòng liên hệ trực tiếp ĐLT Tín Tâm Việt qua Hotline: 0986.211.911(Zalo, Viber), sẽ có chuyên viên tư vấn tiếp nhận và giải đáp cho bạn. Xin cảm ơn!

Nếu thấy hay hãy cho 5 sao bạn nhé!

Để lại một bình luận