Nên báo tăng Bảo hiểm xã hội khi nào? – Khi có sự thay đổi về nhân sự như thêm nhân viên mới thì doanh nghiệp cần làm hồ sơ báo tăng Bảo hiểm xã hội. Vậy, thủ tục báo tăng Bảo hiểm xã hội như thế nào và theo quy định thì báo tăng Bảo hiểm xã hội trước ngày nào trong tháng? Cùng ĐLT Tín Tâm Việt tìm hiểu về nội dung này trong bài viết dưới đây nhé.
Doanh nghiệp phải báo tăng Bảo hiểm xã hội khi nào?
Theo quy định tại Điều 98 Luật BHXH 2014, báo tăng Bảo hiểm xã hội được hiểu là khi doanh nghiệp có sự thay đổi thông tin tham gia đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) thì cần thông báo bằng văn bản với cơ quan BHXH.
Cụ thể một số trường hợp báo tăng Bảo hiểm xã hội như sau:
- Doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người lao động.
- Người lao động đi làm sau khi nghỉ thai sản, nghỉ ốm đi làm lại.
- Người lao động xin nghỉ không lương từ 14 ngày trở lên đi làm lại…
Báo tăng Bảo hiểm xã hội trước ngày nào trong tháng?
Thời hạn doanh nghiệp phải thực hiện báo tăng Bảo hiểm xã hội căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 99 Luật BHXH là:
“Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.”
Do đó, có thể thấy khi thuộc các trường hợp tăng lao động đóng BHXH thì người sử dụng lao động phải thực hiện báo tăng với cơ quan BHXH trong vòng 30 ngày kể từ ngày phát sinh.
Thủ tục báo tăng Bảo hiểm xã hội
Thủ tục báo tăng Bảo hiểm xã hội cho người lao động được thực hiện qua 02 bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ báo tăng Bảo hiểm xã hội.
Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
- Hợp đồng giữa Người lao động và người sử dụng lao động. Hợp đồng lao động có ký tên, đóng dấu (hợp pháp).
- Bảng lương của người lao động, chỉ cung cấp trong trường hợp báo tăng lùi so với thời điểm hiện tại.
- Thông tin cá nhân của người lao động báo tăng, điền đầy đủ theo phiếu giao nhận hồ sơ của BHXH.
Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.
Đối với trường hợp nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH:
Quý bạn đọc tiến hành tìm hiểu địa chỉ của cơ quan BHXH quận/huyện nơi bạn sinh sống và tới tận nơi để nộp hồ sơ.
Đối với trường hợp nộp trực tuyến qua mạng:
Doanh nghiệp bắt buộc sử dụng phần mềm kê khai BHXH để tạo ra file hồ sơ, sử dụng chữ ký số (Token) của doanh nghiệp để kê khai trên trang của BHXH.
Mức phạt khi chậm báo tăng lao động
Trường hợp doanh nghiệp chậm báo tăng lao động dẫn đến chậm đóng, đóng thiếu BHXH cho người lao động là vi phạm quy định về đóng BHXH bắt buộc.
Người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 12%-15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng khi có một trong các hành vi sau (theo điểm a khoản 4 Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP):
- Chậm đóng BHXH bắt buộc.
- Đóng BHXH không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc mà không phải là trốn đóng.
Trên đây, ĐLT Tín Tâm Việt đã trả lời câu hỏi báo tăng Bảo hiểm xã hội trước ngày nào trong tháng. Hy vọng bạn đọc nắm được những thông tin quan trọng về vấn đề báo tăng BHXH qua bài viết này. Nếu còn câu hỏi khác cần được tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0986.211.911 (Zalo, Viber) đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.