Trang chủ Hướng dẫn thành lập công ty 6 điều cần lưu ý khi tạm ngưng kinh doanh từ năm 2021

6 điều cần lưu ý khi tạm ngưng kinh doanh từ năm 2021

Đăng bởi My Dung

6 điều cần lưu ý khi tạm ngưng kinh doanh từ năm 2021 – Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, tình hình kinh tế trở nên khó khăn hơn khiến nhiều doanh nghiệp đã phải chọn giải pháp tạm ngừng kinh doanh để chờ kinh tế phục hồi trở lại. Nếu tạm ngưng kinh doanh từ năm 2021, doanh nghiệp cần lưu ý 6 điều trong bài viết chúng tôi chia sẻ dưới đây.

Thời gian tạm ngừng mỗi lần không quá 01 năm và không hạn chế số lần tạm ngừng liên tiếp

Luật Doanh nghiệp 2020 không quy định vấn đề này nhưng Nghị định hướng dẫn quy định về tổng thời gian mỗi một lần tạm ngừng kinh doanh tối đa là 01 năm  và  không  hạn  chế  số  lần  tạm  ngừng liên tiếp (trước đây Luật Doanh nghiệp 2014 quy  định  tạm  ngừng  liên  tiếp  không  quá  02 năm). Tức  là  nếu  không  có  phương  án  kinh doanh trong thời gian dài nhưng doanh nghiệp không muốn giải thể  thì  có  thể  tạm  ngừng  liên  tiếp  nhiều  năm.

luu ý khi tạm ngừng kinh doanh từ năm 2021

Thông báo chậm nhất 03 ngày trước ngày tạm ngừng kinh doanh

Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực từ ngày 1/1/2021. Theo đó, Khoản 1 Điều 206 luật này quy định “Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh”.

Nếu doanh nghiệp muốn tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo tạm ngừng thì cũng phải thông báo chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục kinh doanh.

Trước đây, theo Luật Doanh nghiệp 2014 thì thời gian thông báo trước là 15 ngày.

Điều 37 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định: “Tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc diện đăng ký kinh doanh thì thực hiện thông báo đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là 01 ngày làm việc trước khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh hoặc tiếp tục hoạt động, kinh doanh trước thời hạn đã thông báo để thực hiện quản lý thuế”.

>>> Xem thêm: Thủ tục thông báo khi tạm ngừng kinh doanh

Nộp hồ sơ khai thuế trong thời gian tạm ngưng hoạt động kinh doanh

Điểm a, Khoản 2, Điều 4, Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định “Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm”.

Vậy thời gian tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp không phải nộp báo cáo thuế. Nhưng nếu có một ngày không ngưng trong kỳ báo cáo thì doanh nghiệp phải nộp báo cáo thuế cho kỳ đó.

VD: Doanh nghiệp tạm ngưng từ ngày 3/1/2021 đến 2/1/2022 thì phải nộp báo cáo thuế cho tháng 1/2021 hay quý 1/2021 dù chỉ hoạt động có 2 ngày trong kỳ.

luu ý khi tạm ngừng kinh doanh từ năm 2021 2

Miễn lệ phí môn bài

Khoản 5, Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 22/2020/NĐ-CP quy định: “Người nộp lệ phí đang hoạt động có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch không phải nộp lệ phí môn bài năm tạm ngừng kinh doanh với điêu kiện: văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh gửi cơ quan thuế trước thời hạn phải nộp lệ phí theo quy định (ngày 30 tháng 01 hàng năm) và chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh”.

Như vậy, chỉ cần thông báo tạm ngừng kinh doanh trước ngày 30/1 thì doanh nghiệp không phải nộp lệ phí môn bài cho năm tạm ngưng nếu chưa nộp lệ phí, nếu đã nộp lệ phí rồi thì không được hoàn lại.

Trước đây, doanh nghiệp tạm ngưng nguyên năm (từ 1/1 đến 31/12) thì mới được miễn môn bài của năm đó.

Tuy nhiên, lệ phí môn bài thì được miễn nhưng nghĩa vụ nộp báo cáo thuế cho kỳ đầu tiên của năm doanh nghiệp phải thực hiện theo hướng dẫn ở lưu ý số 3.

Xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến tạm ngưng hoạt động kinh doanh

Điều 10 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định:

  1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi đăng ký thuế; thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh; thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
  2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  3. a) Đăng ký thuế; thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
  4. b) Thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh quá thời hạn quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
  5. c) Không thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
  6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thuế; thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày.
  7. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  8. a) Đăng ký thuế; thông báo tiếp tục hoạt động kinh doanh trước thời hạn đã thông báo quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên;
  9. b) Không thông báo tiếp tục hoạt động kinh doanh trước thời hạn đã thông báo nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.

luu ý khi tạm ngừng kinh doanh từ năm 2021 3

Doanh nghiệp thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh hay cơ quan thuế?

Điểm a, Khoản 1, Điều 4 và Điểm a, Khoản 1, Điều 26 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định cơ quan đăng ký kinh doanh gửi thông tin về tạm ngừng kinh doanh cho cơ quan thuế. Do đó, doanh nghiệp chỉ cần thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh mà không cần thông báo cho cơ quan thuế.

Trên đây là các lưu ý về tạm ngừng kinh doanh. Quý doanh nghiệp có nhu cầu cần hỗ trợ thủ tục tạm ngừng tại cơ quan đăng ký kinh doanh vui lòng liên hệ: 0986.211.911 (Zalo, Viber) để được hỗ trợ.

Nếu thấy hay hãy cho 5 sao bạn nhé!

Để lại một bình luận