Trang chủ Tin tức Từ tháng 12/2020, Kinh doanh online hết đường trốn thuế!

Từ tháng 12/2020, Kinh doanh online hết đường trốn thuế!

Đăng bởi admin

Từ tháng 12/2020, Kinh doanh online hết đường trốn thuế! – Một số điều luật mới trong Luật quản lý thuế sửa đổi trong Nghi định 126/2020/NĐ-CP vừa được Quốc hội thông qua sẽ hỗ trợ rất lớn trong quản lý thuế đối với cá nhân có thu nhập từ Google, Facebook, YouTube…, góp phần ngăn chặn những cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh online trốn thuế.

Thời đại công nghệ số 4.0 cũng là lúc mà Kinh doanh online “lên ngôi” hơn bao giờ hết. Các doanh nghiệp, cá nhân biết tận dụng nguồn lực và mạng internet để làm “chất liệu” trên con đường tạo ra thu nhập “khủng” cho bản thân.

Theo quy định thì cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ đăn ký thuế, khai nộp thuế trong hoạt động kinh doanh qua thương mại điện tử, bao gồm: bán hàng hoá, dịch vụ qua mạng internet, mạng xã hội (Facebook) và các hình thức thương mại điện tử khác. Vì vậy, đối với kinh doanh online cũng phải khai nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.

Ngành thuế không nắm thông tin của tất cả chủ tài khoản ngân hàng mà chủ yếu hướng tới người kiếm tiền online thu nhập lớn nhưng chưa đóng thuế. Bên cạnh đó, nhà băng cũng sẽ được “trao quyền” thu hộ thuế bằng cách trực tiếp khấu trừ thuế trên các giao dịch thanh toán ra nước ngoài nhằm mục đích đánh thuế các nền tảng xuyên biên giới.

Đối tượng chủ yếu mà ngành thuế hướng tới theo các chuyên gia trong ngành, chính là những người kiếm tiền trực tuyến như bán hàng online hay có nguồn thu nhập từ nước ngoài nhưng chưa chủ động đóng thuế.

Make Money Online đã trở thành cụm từ phổ biến để nói đến cộng đồng cá nhân hay tổ chức kiếm tiền trên mạng như bán hàng online, cung cấp dịch vụ, nội dung cho các nền tảng nước ngoài như YouTube, Facebook… Nhiều người có nguồn thu nhập lớn trên mạng vẫn “chây ì” trong việc đóng thuế do họ cho rằng ngành thuế sẽ không nắm được thu nhập của họ.

kinh doanh online hết đường trốn thuế

Bạn kinh doanh online từ lâu có nguồn tiền giao dịch lớn nhưng không bị thuế hỏi thăm. Và đang lo lắng không biết mình có bị truy thu không? Bị thuế mời thì giải trình như thế nào? Làm sao để không bị thuế phạt?

Hay bạn mới kinh doanh online thì vẫn chưa hình dung ra thuế đóng như thế nào? Cách tính ra sao? Hay vẫn còn lầm tưởng kinh doanh online, giao dịch với nước ngoài thì không cần phải kê khai, nộp thuế?

Theo nghị định, người nộp thuế GTGT và thuế TNCN là cá nhân cư trú bao gồm cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Người nộp thuế GTGT và thuế TNCN không bao gồm cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.

Như vậy, người bán hàng online là người có nghĩa vụ nộp thuế GTGT và thuế TNCN nếu có doanh thu từ bán hàng online > 100 triệu đồng/năm.

kinh doanh online hết đường trốn thuế 1

Theo hướng dẫn của ngành Thuế, việc tính thuế thu nhập cá nhân khi bán hàng online được tính như sau:

Đối tượng áp dụng:

Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh.

Công thức xác định thuế:

Thuế GTGT và thuế TNCN phải nộp được tính theo công thức sau:

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

Trong đó,

Doanh thu tính thuế:

– Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

– Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.

– Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán.

Tỷ lệ tính thuế: 

Bán hàng online là hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa có tỷ lệ thuế GTGT là 1%; tỷ lệ thuế TNCN là 0,5%.

Hành vi không kê khai và không nộp thuế theo quy định được coi là hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Hành vi không kê khai và không nộp thuế theo quy định được coi là hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Căn cứ vào Điều 13 Thông tư 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì hành vi này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1 đến 3 lần số tiền trốn thuế. Mức phạt đối với cá nhân là 1/2 mức tiền phạt đối với tổ chức.

kinh doanh online hết đường trốn thuế 2

Ngoài ra, trong trường hợp hành vi có đầy đủ các dấu hiệu của tội “Trốn thuế” được quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó, người nào thực hiện các hành vi để trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật Hình sự, chưa được xóa án tích mà còn trốn thuế tiếp thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Vậy nên, qua bài viết ” Từ tháng 12/2020, Kinh doanh online hết đường trốn thuế !” mà Tín Tâm Việt chia sẻ trên đây, các bạn cũng nên biết rằng khi được nhà nước tạo điều kiện để phát triển kinh doanh thì bạn nên thực hiện đầy đủ nghĩa vụ các quy định của pháp luật chứ không phải tìm cách để trốn thuế. Như vậy không chỉ đảm bảo quyền lợi cho chính bạn mà còn góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội, an ninh quốc phòng, y tế, giáo dục.

Kinh doanh online đừng trốn thuế, kinh doanh online cũng phải nộp Thuế nhé các bạn!

Nếu thấy hay hãy cho 5 sao bạn nhé!

Để lại một bình luận