Hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân không? – Hình thức hộ kinh doanh hiện đang rất phổ biến và đem lại thu nhập không nhỏ cho người dân. Vậy hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân không? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của ĐLT Tín Tâm Việt nhé!
Quy định về hộ kinh doanh
Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ”.
Như vậy, theo quy định trên có thể thấy hộ kinh doanh có các đặc điểm pháp lý như sau:
– Hộ kinh doanh do một cá nhân, một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ.
– Hộ kinh doanh thường kinh doanh với quy mô nhỏ. Hộ kinh doanh chỉ được phép đăng ký một địa chỉ và sử dụng dưới 10 lao động.

Hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân không?
– Chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh.
Pháp nhân là gì? Điều kiện để có tư cách pháp nhân?
Pháp nhân theo định nghĩa pháp lý được hiểu là Nhà nước công nhận cho một tổ chức (nhóm người) có khả năng tồn tại, hoạt động độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nếu một tổ chức có tư cách pháp nhân thì tổ chức đó có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một pháp nhân mà luật đã quy định.
Theo điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, một tổ chức được công nhận là có tư cách pháp nhân khi đủ 4 điều kiện sau:
- Được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân không?
Dựa vào những quy định được phân tích như trên, có thể thấy rằng hộ kinh doanh không đáp ứng đủ những điều kiện trên, do vậy, hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân, không có con dấu riêng, không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện và không được thực hiện các quyền mà các doanh nghiệp đang thực hiện.
Một lưu ý rằng hộ kinh doanh khi sử dụng 10 lao động trở lên phải chuyển sang đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Theo quy định tại khoản 10 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 có hiệu lực năm 2021 quy định như sau: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.”
Như vậy, mặc dù hộ kinh doanh là tổ chức có tên riêng, có tài sản và chủ thể kinh doanh khá chuyên nghiệp đi nữa thì theo quy định của pháp luật hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp.
Bởi lẽ, hộ kinh doanh hoạt động mang tính chất riêng lẻ, không thường xuyên, chuyên nghiệp, không có con dấu, không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện và đặt biệt không được thực hiện các quyền mà doanh nghiệp đang có như hoạt động xuất nhập khẩu hay áp dụng Luật phá sản khi kinh doanh thua lỗ.
>>> Xem thêm: Quy định về thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh

Giải đáp thắc mắc Hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân không?
Hậu quả pháp lý khi hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân
Tham gia quan hệ giao dịch: các thành viên của hộ gia đình là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự bằng văn bản trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Tài sản chung của hộ gia đình gồm những tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của pháp luật. Việc xác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung được thực hiện theo phương thức thỏa thuận.
Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ việc tham gia quan hệ dân sự của hộ gia đình được đảm bảo thực hiện bằng tài sản chung của các thành viên.
Nếu các bên không thỏa thuận, hợp đồng hợp tác hoặc pháp luật không có quy định khác thì các thành viên chịu trách nhiệm dân sự theo phần tương ứng với phần đóng góp tài sản của mình nếu không xác định được theo phần tương ứng thì xác định theo phần bằng nhau.
Trường hợp thành viên không có quyền đại diện mà xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhân danh các thành viên khác của hộ gia đình xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì giao dịch dân sự vô hiệu từng phần tương ứng với phần vượt quá phạm vi đại diện nếu không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch
Giao dịch vẫn phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với các thành viên còn lại khi đã được các thành viên còn lại công nhận hoặc đã biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý hoặc có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện.
Các loại hình doanh nghiệp có đầy đủ tư cách pháp nhân
Không phải tất cả các loại hình doanh nghiệp đều có đầy đủ tư cách pháp nhân. Những doanh nghiệp có tư cách pháp nhân bao gồm:
- Công ty TNHH 1 thành viên
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Công ty cổ phần
Bạn cần lưu ý, loại hình doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa đủ điều kiện có tư cách pháp nhân để thực hiện các ký kết hợp đồng.
Hoạt động kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh chỉ nên thực hiện với nhu cầu kinh doanh nhỏ lẻ. Để phát triển kinh doanh một cách lâu dài, nên thành lập doanh nghiệp để đảm bảo được những quyền lợi nhất định.
Trên đây là tư vấn của ĐLT Tín Tâm Việt về thắc mắc “Hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân không?”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty trọn gói, pháp lý doanh nghiệp, kế toán-thuế hãy liên hệ:0986.211.911 (Zalo, Viber) của ĐLT Tín Tâm Việt nhé.