Hạch toán lãi chậm nộp BHXH vào tài khoản nào? – Nhiều doanh nghiệp phát sinh lãi chậm nộp bảo hiểm xã hội (BHXH). Để hạch toán đúng và chính xác nghiệp vụ này, bài viết dưới đây ĐLT Tín Tâm Việt sẽ hướng dẫn các bạn cách hạch toán lãi chậm nộp BHXH theo quy định mới nhất.
Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp tiền bảo hiểm xã hội (BHXH) đúng thời hạn quy định. Trường hợp chậm nộp, doanh nghiệp sẽ bị tính tiền chậm nộp BHXH. Hàng tháng, cơ quan BHXH có trách nhiệm gửi thông báo kết quả đóng BHXH cho doanh nghiệp, trong đó ghi rõ số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN và tiền lãi chậm đóng (nếu có).
Mức phạt chậm nộp BHXH
Căn cứ vào: Nghị định 28/2020/NĐ-CP và nghị định 176/2013/NĐ-CP có các quy định cụ thể như sau:
- Phạt người sử dụng lao động (NSDLĐ) từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính (tối đa không quá 75 triệu đồng) với một trong các hành vi sau:
- Chậm nộp BHXH bắt buộc, BHTN;
- Đóng BHXH, BHTN không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;
- Đóng BHXH, BHTN không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN mà không phải là trốn đóng.
Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính (tối đa không quá 75 triệu đồng) nếu doanh nghiệp không đóng BHXH bắt buộc, BHTN cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 75 triệu đồng đối với Người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, người sử dụng lao động cũng bị phạt hành chính với các hành vi như:
- Không niêm yết công khai thông tin đóng BHXH của NLĐ
- Không thực hiện thủ tục xác nhận về việc đóng BHTN cho NLĐ
- Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về đóng BHXH bắt buộc, BHTN của NLĐ khi được yêu cầu bởi NLĐ, công đoàn hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Đồng thời, người sử dụng lao động cũng bị truy nộp số tiền bảo hiểm chưa đóng và đóng tiền lãi chậm nộp các khoản bảo hiểm. Như vậy nếu người sử dụng lao động phải đóng lãi chậm nộp các khoản bảo hiểm thì kế toán công ty đó sẽ phải thực hiện hạch toán lãi chậm nộp BHXH.
>> Xem thêm: Cách tính tiền lãi chậm đóng BHXH mới nhất
Cách hạch toán lãi chậm nộp BHXH
Lãi chậm nộp bảo hiểm xã hội là một khoản chi của doanh nghiệp nhưng không liên quan đến mục đích sản xuất, bán hàng, quản lý DN… Hạch toán lãi chậm nộp BHXH vào tài khoản 811 (chi phí khác) để theo dõi và tính đúng lợi nhuận của DN.
Tuy nhiên Căn cứ vào Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) khoản phạt chậm đóng BHXH không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Khi nhận được quyết định xử phạt của BHXH, ghi:
- Nợ TK 811
- Có TK 3388
Khi nộp tiền phạt, tiền lãi chậm nộp BHXH, ghi:
- Nợ TK 3388
- Có TK 111, 112
Lưu ý:
Khi làm quyết toán thuế TNDN bạn loại chi phí này ra khỏi chi phí được trừ trước khi tính thuế TNDN (Ghi chi phí này vào chỉ tiêu B4 tại Tờ khai Quyết toán thuế TNDN Mẫu 03/TNDN)
Trên đây là những chia sẻ của ĐLT Tín Tâm Việt về cách Hạch toán lãi chậm nộp BHXH, hy vọng sẽ giúp ích phần nào đó cho các bạn trong quá trình làm việc kế toán của mình – Mọi thắc mắc cần giải đáp xin liên hệ Hotline: 0986.211.911 (Zalo, Viber) để được tư vấn miễn phí – chuyên sâu TẤT TẦN TẬT mọi vấn đề.