Trang chủ Hướng dẫn thành lập công ty Cách phân biệt giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh và Giấy phép Kinh doanh

Cách phân biệt giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh và Giấy phép Kinh doanh

Đăng bởi My Dung

Trong quá trình hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp, ĐLT Tín Tâm Việt nhận thấy rằng có rất nhiều người vẫn đang nhầm lẫn giữa giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy phép đăng ký kinh doanh là chung một loại. Điều này hoàn toàn sai và dẫn đến khá nhiều hệ lụy trong quá trình kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Vậy hãy cùng tìm hiểu kỹ về hai loại giấy này ngay trong bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Trước khi biết chứng nhận Đăng ký Kinh doanh và Giấy phép Kinh doanh khác nhau như thế nào, chúng ta sẽ cần hiểu về định nghĩa của 2 loại giấy này là gì. Từ đó chúng ta sẽ xét đến nhiều những tiêu chí khác nhau để phân biệt rõ giấy chứng nhận chứng nhận Đăng ký Kinh doanh và Giấy phép Kinh doanh.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được định nghĩa rõ ràng tại khoản 12, Điều 4 Bộ Luật doanh nghiệp 2014 “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp.”

Theo quy định này có ghi về giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thực chất đó là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đồng thời cũng là giấy chứng nhận đăng ký Thuế. Vì thế mà giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có thể hiểu là định nghĩa trên.

phân biệt giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh và Giấy phép Kinh doanh 1

Giấy phép kinh doanh

Giấy phép kinh doanh là loại giấy phép được cơ quan Nhà nước có thầm quyền cấp cho tổ chức kinh tế, doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề có điều kiện. Loại giấy này sẽ được cấp sau khi doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại khoản 12, Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014.

phân biệt giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh và Giấy phép Kinh doanh

Hai định nghĩa về giấy chứng nhận ĐKKD & GPKD đã được nêu rõ trên đây. Để nắm rõ hơn 2 loại giấy này có gì khác nhau, chúng ta tiếp tục phân biệt về 2 loại giấy này qua các tiêu chí dưới đây nhé.

Vì có tên gọi gần giống nhau nên nhiều người đang lầm tưởng về 2 loại giấy này. Tuy nhiên xét về nhiều tiêu chí khác nhau, đây là 2 loại giấy khác nhau. Chúng ta sẽ cùng đi phân biệt qua các tiêu chí dưới đây.

Tính Pháp lý của chứng nhận Đăng ký Kinh doanh và Giấy phép Kinh doanh

Xét về tính pháp lý, cả 2 loại giấy này đều mang tính pháp lý đối với cơ quan Nhà nước. Cụ thể:

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Đây là loại giấy được chứng nhận bởi cơ quan Nhà nước, cụ thể là cơ quan hành chính công Nhà nước. Đồng thời đây cũng là loại giấy thể hiện nghĩa vụ của Nhà nước đối với việc các tổ chức sở hữu tên doanh nghiệp.

Giấy phép kinh doanh: Loại giấy này là sự cho phép của Nhà nước đối với những tổ chức kinh doanh những ngành nghề có điều kiện. Đồng thời cũng là quyền cho phép theo cơ chế xin – cho.

Điều kiện cấp chứng nhận Đăng ký Kinh doanh và Giấy phép Kinh doanh

Xét về điều kiện để cấp 2 loại giấy ĐKKD và GPKD khác nhau như sau:

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Điều kiện để cấp của loại giấy đăng ký kinh doanh được quy định rõ tại điều 28 của Bộ Luật doanh nghiệp 2014 như sau:

“1. Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

b) Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các Điều 38, 39, 40 và 42 của Luật này;

c) Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;

d) Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.

Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải trả lệ phí theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.”

Giấy phép kinh doanh: Đối với giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp chỉ được cấp khi đã đảm bảo đủ điều kiện về các ngành, nghề được quy định theo điều kiện của Pháp Luật. Loại giấy này chỉ cấp khi doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề đó đã đảm bảo được kiểm tra, xét duyệt đủ điều kiện.

Điều kiện kinh doanh nghĩa là doanh nghiệp phải thực hiện khi kinh doanh các ngành nghề cụ thể và thể qua giấy phép kinh doanh, giấy tờ chứng nhận đã đủ điều kiện kinh doanh, chứng nhận bảo hiểm về trách nhiệm nghề nghiệp hay chứng chỉ hành nghề, các yêu cầu về vốn….

phân biệt giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh và Giấy phép Kinh doanh 2

Thủ tục cấp giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh và Giấy phép Kinh doanh

Đối với 2 loại giấy này, thủ tục cấp sẽ khác nhau như sau:

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được quy định, hướng dẫn tại Điều 27 của Bộ luật doanh nghiệp 2014:

Điều 27. Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp

 Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Luật này cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, sự phối hợp liên thông giữa các cơ quan trong cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký lao động, bảo hiểm xã hội và đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.”

Thủ tục này được hướng dẫn tại điều 27 và 28 của Nghị định 78/2015/NĐ-CP.

Về cơ bản thì thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ khác với giấy phép kinh doanh như sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Hồ sơ theo quy định đối với từng loại hình doanh nghiệp.

Giấy phép kinh doanh

Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh sẽ gồm:

  • Đơn xin phép gửi lên cơ quan đăng ký kinh doanh
  • Hồ sơ tùy theo từng loại hình doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh
  • Thực hiện việc thẩm định các điều kiện từng ngành nghề theo quy định của pháp luật

Thời hạn của giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh và Giấy phép Kinh doanh

Về thời hạn của 2 loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy phép kinh doanh sẽ khác nhau như sau:

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Loại giấy này không ghi thời hạn vào giấy chứng nhận. Thời gian tồn tại của loại giấy này thường sẽ do chủ doanh nghiệp quyết định. Chẳng hạn như công ty ngừng hoạt động, công ty phá sản, công ty giải thể… Thì khi đó giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không còn hiệu lực.

Giấy phép đăng ký kinh doanh: Đối với giấy phép đăng ký kinh doanh, thời hạn có thể được ghi từ vài tháng đến vài năm và do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định vì còn tùy thuộc vào ngành nghề, phải kiểm tra theo thời hạn thì mới quyết định có tiếp tục cho phép kinh doanh hay không.

Quyền hạn của nhà nước đối với chứng nhận Đăng ký Kinh doanh và Giấy phép Kinh doanh

Đối với giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh và Giấy phép Kinh doanh thì nhà nước có quyền hạn như sau:

Nhà nước có quyền hạn đối với ĐKKD: Nếu như hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đã hợp lệ, Nhà nước sẽ phải cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Nhà nước có quyền đối với GPKD: Mặc dù đã đủ hồ sơ hợp lệ và đủ điều kiện của ngành nghề theo quy định nhưng nếu ảnh hưởng đến lợi ích của cộng đồng thì có thể được từ chối cấp giấy phép kinh doanh.

Sự khác nhau giữa giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy phép kinh doanh đã rõ qua những tiêu chí mà ĐLT Tín Tâm Việt đã phân tích trên đây. Vì thế bạn đã nắm rõ và không còn nhầm lẫn. Nếu bạn có nhu cầu đăng ký doanh nghiệp hoặc thay đổi giấy phép hay có gì thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 0986.211.911 (Zalo, Viber).

Nếu thấy hay hãy cho 5 sao bạn nhé!

Để lại một bình luận