Trang chủ Hỏi đáp bảo hiểm Dịch vụ hỗ trợ hồ sơ hưởng chế độ thai sản

Dịch vụ hỗ trợ hồ sơ hưởng chế độ thai sản

Đăng bởi My Dung

Dịch vụ hỗ trợ hồ sơ hưởng chế độ thai sản – Trong các chế độ của Bảo hiểm xã hội (BHXH), chế độ thai sản là một trong số những chế độ rất được quan tâm. Bởi lẽ hầu hết lao động nữ nào cũng sẽ ít nhất một lần trong đời hưởng chế độ này. Vậy nên mỗi người cần nắm rõ quy định của pháp luật về vấn đề này để đảm bảo quyền và lợi ích của mình. Với dịch vụ hỗ trợ hồ sơ hưởng chế độ thai sản của Tín Tâm Việt sẽ tư vấn, giải đáp những thắc mắc cũng như giúp các bạn hoàn thành thủ tục cách thuận lợi nhất.

Đối tượng hưởng chế độ thai sản bao gồm:

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn/không xác định thời hạn; hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 – 12 tháng;
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 – 03 tháng;
  • Cán bộ, công chức, viên chức;
  • Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân;
  • Người quản lý doanh nghiệp; người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

Tiền trợ cấp một lần khi sinh con (tiền tã lót thai sản)

Điều 38 của Luật Bảo hiểm xã hội quy định:

Lao động nữ sinh con được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con.

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Theo đó, mức lương cơ sở được lấy làm căn cứ để tính tiền trợ cấp một lần khi sinh con. Năm 2021, mức lương cơ sở vẫn là 1.490.000 đồng/tháng.

Như vậy:

Mức trợ cấp một lần cho mỗi con là: 1.490.000 đồng x 2 = 2.980.000 đồng;

Lưu ý, trong trường hợp vợ không tham gia bảo hiểm xã hội, chỉ có chồng tham gia bảo hiểm xã hội thì chồng sẽ được khoản tiền trợ cấp một lần khi sinh con nêu trên.

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản

Tiền thai sản trong thời gian nghỉ sinh

Hiện nay, lao động nữ khi sinh con sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con 06 tháng.

Mức hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con mỗi tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

Tiền dưỡng sức sau sinh

Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ được tính cụ thể như sau:

– Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

– Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh mổ;

– Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Thời gian này bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Trong những ngày nghỉ dưỡng sức, lao động nữ được hưởng tiền trợ cấp với mức mỗi ngày bằng 30% lương cơ sở.

Như vậy, nếu nghỉ dưỡng sức năm 2021, mức tiền dưỡng sức là 447.000 đồng/ngày (30% mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng).

Tùy theo từng trường hợp mà các giấy tờ hưởng thai sản sẽ khác nhau.

Hồ sơ của người lao động

  1. Trường hợp khám thai, sẩy thai, thực hiện các thủ thuật bỏ thai hoặc biện pháp tránh thai:

– Điều trị nội trú: Chuẩn bị bản sao giấy ra viện, giấy chuyển viện hoặc chuyển tuyến (nếu có).

– Điều trị ngoại trú: Chuẩn bị bản chính giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH hoặc bản sao của giấy ra viện có chỉ định nghỉ ngơi dưỡng sức sau thời gian điều trị nội trú của bác sĩ.

hồ sơ hưởng chế độ thai sản

  1. Trường hợp sinh con:

– Sinh con thông thường: Chuẩn bị bản sao giấy khai sinh, trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh.

– Trường hợp con chết sau sinh: Cung cấp bản sao giấy khai sinh, trích lục khai sinh, bản sao giấy chứng tử, trích lục khai tử hoặc giấy báo tử của con.

– Trường hợp mẹ chết sau sinh: Bổ sung bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của người mẹ.

Nếu sau sinh hoặc sau khi nhận con, mẹ không đủ sức khỏe để chăm sóc con thì bổ sung biên bản giám định y khoa.

– Trường hợp người mẹ phải nghỉ việc dưỡng thai: Cung cấp bản sao giấy ra viện, hồ sơ bệnh án nếu điều trị nội trú, cung cấp bản chính giấy nghỉ việc hưởng BHXH hoặc bản chính biên bản giám định y khoa nếu điều trị ngoại trú.

– Trường hợp người mẹ mang thai hộ: Bổ sung bản thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và văn bản xác nhận thời điểm bàn giao co

3. Trường hợp người mẹ nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi

4.  Người mẹ nhận nuôi con cần chuẩn bị bản sao giấy tờ chứng nhận việc nhận con nuôi.

5. Trường hợp lao động nam có vợ sinh con

Lao động nam đóng BHXH và có vợ sinh con thì sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản dành cho nam giới. Các hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

– Nếu vợ sinh thường: Chuẩn bị bản sao giấy khai sinh, giấy chứng sinh hoặc trích lục khai sinh của con.

– Nếu vợ sinh mổ hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi: Ngoài giấy tờ trên còn bổ sung thêm giấy tờ của cơ sở khám, chữa bệnh thể hiện việc sinh con phẫu thuật hoặc con chưa đủ 32 tuần tuổi.

– Nếu con chết sau khi sinh, chưa có giấy chứng sinh thì chuẩn bị trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án, giấy ra viện của mẹ để xác nhận.

7. Ngoài ra, nếu đủ điều kiện, lao động nam đóng Bảo hiểm xã hội có vợ sinh con sẽ được hưởng trợ cấp một lần, hồ sơ cần chuẩn bị như sau:

– Nếu vợ sinh thường: Cung cấp bản sao giấy khai sinh, giấy chứng sinh hoặc trích lục khai sinh của con.

– Nếu con chết sau khi sinh, chưa có giấy chứng sinh thì chuẩn bị trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án, giấy ra viện của mẹ để xác nhận.

Hồ sơ của người sử dụng lao động

Đơn vị sử dụng lao động cần chuẩn bị Danh sách đề nghị hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe: Mẫu 01B-HSB.

Bước 1: Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ hưởng chế độ thai sản, cả người lao động và đơn vị lao động cần phải nộp hồ sơ để giải quyết chế độ.

* Người lao động nộp hồ sơ

Trong vòng 45 ngày kể từ ngày quay trở lại làm việc, người lao động cần nộp đầy đủ hồ sơ cho người sử dụng lao động.

* Người sử dụng lao động nộp hồ sơ

Sau khi tập hợp đầy đủ hồ sơ từ phía người lao động, đơn vị sử dụng lao động sẽ phải lập danh sách 01B-HSB và nộp cùng bộ hồ sơ tới Cơ quan BHXH trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

hồ sơ hưởng chế độ thai sản 2

Bước 2: Cơ quan BHXH giải quyết và chi trả chế độ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan BHXH sẽ xét duyệt và thực hiện chi trả trợ cấp thai sản. Người lao động hoặc thân nhân của người lao động có thể nhận trợ cấp thông qua một trong các hình thức:

Trực tiếp qua tài khoản ATM của người lao động.

Thông qua đơn vị sử dụng lao động.

Nhận trợ cấp trực tiếp tại cơ quan BHXH trong một số trường hợp đặc biệt, ví dụ như thôi việc trước thời điểm sinh con.

Nếu thấy hay hãy cho 5 sao bạn nhé!

4 Nhận xét

Võ Ngọc Châu 10/11/2021 - 7:33 chiều

E nghĩ chế độ thai sản 06 thag những do dịch bệnh e nghĩ thêm 1 thag nữa tổng cộng là 07 thag. Vậy cho e hỏi s khi vào lm e có được tiền nghĩ dưỡng sức k ak khi e nghĩ quá ngày lm như vậy ak

Trả lời
Thuy liu 21/12/2021 - 2:35 chiều

Em vừa nghỉ sinh con vì không có người chăm bé nên em nghỉ việc công ty ở nhà chăm bé. Giờ em muốn làm hồ sơ thai sản thì thủ tục như thế nào ạ.

Trả lời
Nguyễn Thị Mỹ Duyên 29/12/2021 - 3:40 sáng

Cho hỏi nghỉ thai sản trước sinh hơn 2thang , vậy em có được hưởng tiền thai sản không ạ,em cảm ơn

Trả lời
H NOAI BYĂ 12/02/2022 - 3:27 chiều

Em đã nộp hồ sơ thai sản cho cty từ tháng 1 năm 2022 rồi chưa thầy Bhxh duyệt hồ sơ

Trả lời

Để lại một bình luận