Có cần đăng ký kinh doanh khi mở quán Cafe không? – Kinh doanh cafe là hình thức khởi nghiệp được lựa chọn nhiều nhất hiện nay vì không phải đầu tư quá nhiều vốn và ít rủi ro. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều bạn chưa hiểu được các pháp lý khi kinh doanh loại hình này. Vậy có cần đăng ký kinh doanh khi mở quán Cafe không?
Có cần đăng ký kinh doanh khi mở quán cafe ?
Tại sao phải đăng ký kinh doanh?
Nhiều người đến thời điểm hiện tại đã kinh doanh quán cafe rồi nhưng luôn thắc mắc Có cần đăng ký kinh doanh khi mở quán cafe không? Câu trả lời là CÓ. Đây là thủ tục pháp lý quán cafe đầu tiên, quan trọng mà bắt buộc bạn phải thực hiện để tránh những hệ quả, thiệt hại về tài chính sau này!
Hình thức đăng ký giấy phép kinh doanh là sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sự ra đời của chủ thể kinh doanh và chỉ cấp cho doanh nghiệp đủ điều kiện để hoạt động kinh doanh.
Vì là quy định của nhà nước nên việc đăng ký kinh doanh khi mở quán cafe là việc tiên quyết phải thực hiện.
Mức độ xử phạt nếu không đăng ký kinh doanh
Khi mở quán cafe có cần đăng ký kinh doanh không? Mức độ xử lý và khoảng tiền bị phạt là bao nhiêu?
Trường hợp nếu chủ quán cafe không có giấy phép kinh doanh được tính vào hoạt động trái phép và sẽ bị phạt từ 5 triệu – 10 triệu đồng hoặc cao hơn tùy mức độ vi phạm.
Mở quán cafe đã tốn rất nhiều chi phí, tại sao bạn lại phải để mất tiền vô lý như vậy? Hãy đăng ký kinh doanh ngay để không ảnh hưởng về tiền bạc, uy tín quán cafe của mình.
Thủ tục đăng ký kinh doanh cho quán cafe
Đăng ký thành lập hộ kinh doanh
Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể được quy định cụ thể như sau:
* Thành phần hồ sơ
– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (Phụ lục III-1 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT)
– Giấy tờ pháp lý (CCCD/CMND/Hộ chiếu) của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh
– Văn bản uỷ quyền kèm giấy tờ pháp lý cá nhân đối với người nhận uỷ quyền thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh
* Nơi nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị các loại giấy tờ nêu trên, cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình đến nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh. Cụ thể nộp tại Bộ phận một cửa (bộ phận dịch vụ công) thuộc UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
* Thời gian làm thủ tục
Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
* Lệ phí giải quyết
Do HĐND cấp tỉnh quyết định (theo Thông tư 85/2019/TT-BTC). Thông thường, lệ phí giải quyết là 100.000 đồng/lần.
Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Theo Điều 11, 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ một số trường hợp sau:
– Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
– Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
– Sơ chế nhỏ lẻ;
– Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
– Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
– Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
– Nhà hàng trong khách sạn;
– Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
– Kinh doanh thức ăn đường phố.
– Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Như vậy, tất cả các cơ sở có phát sinh hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều phải có Giấy phép an toàn thực phẩm, trừ một số cơ sở. Trong đó khoản 10 Điều 3 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ như sau:
Cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ: Là cơ sở do cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình thực hiện đăng ký hộ kinh doanh và cơ sở không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật.
Quán cafe nếu được cá nhân, hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì được coi là cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ. Vì vậy, quán cafe nếu đăng ký hộ kinh doanh với quy mô nhỏ sẽ không phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
Như vậy có thể khẳng định câu trả lời cho câu hỏi Có cần đăng ký kinh doanh khi mở quán cafe không? Là CÓ nhé các bạn. Dù là quán cafe với quy mô nhỏ hay lớn vẫn phải cần đăng ký kinh doanh và hoàn thành đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo quy định của nhà nước để giúp việc hoạt động kinh doanh diễn ra tốt nhất!
Chúc bạn thành công!