Trang chủ Uncategorized Có phải lập hóa đơn đối với hàng cho vay mượn?

Có phải lập hóa đơn đối với hàng cho vay mượn?

Đăng bởi My Dung

Có phải lập hóa đơn đối với hàng cho vay mượn? – Có phải lập hóa đơn đối với hàng cho vay mượn? Quy định tại nghị định 123/2020/NĐ-CP nói rất rõ vấn đề này. Nhưng có một vấn đề là, sau nhiều lần sửa đổi bổ sung về hàng vay, mượn thì nghị định 123/2020/NĐ-CP này lại quay về như cũ. Cụ thể thế nào chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Theo quy định của luật dân sự thì:

Cho vay

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Có phải lập hóa đơn đối với hàng cho vay mượn? 1

Cho mượn

Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.

Tại Điểm b, Khoản 1, Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC

“Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa.”

Như vậy theo thông tư 39/2014/TT-BTC thì hàng hóa cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa vay, mượn là phải lập hóa đơn.

Tại Điểm a, Khoản 7, Điều 3, Thông tư 26/2015/TT-BTC

“Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất)”

Như vậy đến năm 2015, theo thông tư 26/2015/TT-BTC thì đã bỏ nội dung liên quan đến hàng hóa cho vay, cho mượn phải lập hóa đơn. Tức là hàng hóa cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa vay, mượn là không phải lập hóa đơn.

>>> Xem thêm: Thời điểm lập hóa đơn, chứng từ áp dụng từ ngày 01/7/2022

Căn cứ Khoản 1, Điều 4, Nghị định 123/2020/NĐ-CP

“Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua {bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa}…”

Có phải lập hóa đơn đối với hàng cho vay mượn?

Đọc đi đọc lại thì các bạn thấy rằng Nghị định 123/2020/NĐ-CP chẳng khác gì quy định cũ của thông tư 39/2014/TT-BTC. Tức là hàng hóa cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa vay, mượn là phải lập hóa đơn.

Nghị định 123/2020/NĐ-CP có hiệu tự ngày 01/07/2022. Do đó kể từ ngày này thì phải lập hóa đơn đối với hàng cho vay mượn.

Để lại một bình luận