Trang chủ Hướng dẫn thành lập công ty Cần làm gì sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp?

Cần làm gì sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp?

Đăng bởi My Dung

Một trong những cách hữu hiệu nhất cho một doanh nghiệp đang có những khủng hoảng trong cơ cấu tổ chức chính là là chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Với những doanh nghiệp trước đó lựa chọn loại hình không phù hợp với quy mô hay phương hướng phát triển thì đây là cách giải quyết. Nhất là khi doanh nghiệp không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật thì buộc phải tiến hành chuyển đổi nếu không muốn bị buộc phải giải thể. Tuy nhiên việc chuyển đổi này sẽ kéo theo nhiều vấn đề và đặc biệt là những vấn đề sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là hình thức tổ chức, cơ cấu lại doanh nghiệp, sau khi chuyển đổi, doanh nghiệp vẫn hoạt động nhưng dưới dạng một loại hình khác. Việc chuyển đổi loại hình phải đáp ứng các điều kiện cụ thể theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp sau khi chuyển đổi vẫn kế thừa toàn bộ quyền và lợi ích, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp được chuyển đổi.

chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Theo quy định hiện nay, doanh nghiệp có thể chuyển đổi từ Công ty TNHH sang công ty cổ phần, từ công ty TNHH MTV sang công ty TNHH hai thành viên trở lên, từ doanh nghiệp tư nhân sang công ty TNHH,… Việc chuyển đổi loại hình đôi khi là bắt buộc khi có sự thay đổi số lượng thành viên của doanh nghiệp. Chuyển đổi loại hình giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả kinh doanh, phù hợp với quy mô và chiến lược phát triển của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần làm gì sau khi chuyển đổi loại hình là thắc mắc của rất nhiều người khi tìm hiểu về luật doanh nghiệp. Việc chuyển đổi có thể sẽ dẫn đến thay đổi nhiều thông tin về đăng ký doanh nghiệp, thông tin thuế,… Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp sẽ tiến hành các thủ tục sau chuyển đổi khác nhau. Nhìn chung, các công việc mà doanh nghiệp phải tiến hành bao gồm:

Thay đổi con dấu doanh nghiệp

Theo quy định của luật doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp có quyền quyết định nội dung dấu của doanh nghiệp mà không bắt buộc phải có tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp như trước đây. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn sẽ thể hiện các nội dung này trên con dấu của mình.

chuyển đổi loại hình doanh nghiệp 1

Do đó, nếu con dấu có ghi nhận nội dung tên doanh nghiệp thì khi chuyển đổi loại hình, doanh nghiệp phải thay đổi mẫu con dấu để đảm bảo sự đồng nhất trong thông tin doanh nghiệp. Đồng thời tiến hành thông báo mẫu dấu mới với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Thay đổi thông tin tài sản mà doanh nghiệp sở hữu

Doanh nghiệp cũng phải thay đổi, cập nhật thông tin đăng ký sở hữu các tài sản của doanh nghiệp như xe, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất,…theo thông tin mới của doanh nghiệp. Đây là thủ tục rất quan trọng nhằm đồng nhất thông tin, tránh các rắc rối pháp lý về sau.

Thông báo về việc thay đổi với các cá nhân, tổ chức có liên quan

Để các tổ chức, cá nhân có liên quan cập nhật thông tin của doanh nghiệp thì phía doanh nghiệp nên thực hiện thông báo đến các cơ quan đó về việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của bên mình. Thông thường, các cơ quan có liên quan bao gồm: Ngân hàng, đối tác kinh doanh, cơ quan thuế, bảo hiểm xã hội,…

chuyển đổi loại hình doanh nghiệp 2

Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày chuyển đổi.

Nếu việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp mà doanh nghiệp chuyển đổi kế thừa toàn bộ nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp được chuyển đổi thì không phải khai quyết toán thuế đến thời điểm có quyết định về việc chuyển đổi doanh nghiệp, doanh nghiệp khai quyết toán thuế khi kết thúc năm.

Như vậy có thể thấy rằng sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải tiến hành rất nhiều thủ tục, liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau. Nhiều doanh nghiệp không tiến hành đủ dẫn đến nhiều rắc rối pháp lý phát sinh. Để được tư vấn cụ thể hơn, hãy liên hệ với ĐLT Tín Tâm Việt theo Hotline: 0986.211.911 (Zalo, Viber) để các chuyên viên có thể trực tiếp hỗ trợ cho doanh nghiệp bạn cách tốt nhất.

Nếu thấy hay hãy cho 5 sao bạn nhé!

Để lại một bình luận