Trang chủ Các loại thuế khác Cách xử lý tiền Thuế Giá trị gia tăng nộp thừa

Cách xử lý tiền Thuế Giá trị gia tăng nộp thừa

Đăng bởi admin

Cách xử lý tiền Thuế Giá trị gia tăng nộp thừa – Trong quá trình sản xuất kinh doanh, có phát sinh thuế phải nộp nhưng sau đó điều chỉnh làm giảm số thuế phải nộp hoặc quá trình nộp Doanh nghiệp nộp dư số tiền thuế phải nộp? Vậy xử lý như thế nào về tiền Thuế Giá trị gia tăng nộp thừa?

Cùng với sự suy thoát của thế giới, ảnh hưởng của nền kinh tế đến các doanh nghiệp lao đao về tài chính. Thuế, Tiền thuế là một trong những vấn đề đang lưu tâm. Trong khi có những thời điểm tiền Thuế Giá trị gia tăng nộp thừa, hay nộp sai loại thuế, vậy các loại thuế này có bù trừ với nhau được không? được quy định như thế nào?

nop thua tien thue gia tri gia tang

Tại Công văn số 3867/TCT-KK ngày 16/9/2020, Tổng cục Thuế đã có hướng dẫn cụ thể về việc xử lý số tiền thuế giá trị gia tăng nộp thừa do nộp nhầm.

Cụ thể Tổng cục Thuế hướng dẫn, về cách xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa đã được quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 33 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính.

Như vậy, tiền thuế, tiền chậm nộp và tiền phạt được coi là khoản nộp thừa khi người nộp thuế nộp (NNT) tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt lớn hơn số tiền phải nộp đối với từng loại thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) quy định của mục lục ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 năm tính từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước.

Với những loại thuế phải quyết toán thuế, thì số thuế nộp thừa của người nộp thuế (NNT) chỉ được xác định khi đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp theo quyết toán thuế.

Người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế thu nhập cá nhân (TNCN) trừ trường hợp nêu trên cũng được coi là nộp thừa.

nop thua tien thue gia tri gia tang 2

Cách thức để NNT có quyền giải quyết số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo thứ tự quy định sau:

Thứ nhất là, bù trừ tự động với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ hoặc còn phải nộp của cùng loại thuế.

Thứ hai là, bù trừ tự động với số tiền phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo của từng loại thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) quy định của mục lục ngân sách nhà nước trừ trường hợp NNT có số tiền thuế được hoàn theo quy định của pháp luật về thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế TNCN. Nếu quá 06 tháng kể từ thời điểm phát sinh số tiền thuế nộp thừa mà không phát sinh khoản phải nộp tiếp theo thì thực hiện theo hướng dẫn thứ ba bên dưới.

nop thua tien thue gia tri gia tang 3

Thứ ba là, NNT có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo hướng dẫn tại được hoàn theo quy định của pháp luật về thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế TNCN và người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa bù trừ tự động với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ hoặc còn phải nộp của cùng loại thuế sau khi thực hiện bù trừ theo các hướng dẫn nêu trên mà vẫn còn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì NNT gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý để được giải quyết hoàn thuế…

Tổng cục Thuế hướng dẫn, căn cứ các quy định nêu trên, NNT chỉ được giải quyết hoàn số tiền thuế nộp thừa trong trường hợp quá 06 tháng kể từ thời điểm phát sinh số tiền thuế nộp thừa NNT không phát sinh khoản phải nộp tiếp theo.

Bạn đang theo dõi bài viết Cách xử lý tiền Thuế Giá trị gia tăng nộp thừa được biên tập trên trang web của https://tintamviet.vn. Nếu có thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn các vấn đề về Kế toán – Thuế từ các chuyên gia, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0986.211.911 (Zalo) để được hỗ trợ hiệu quả và tối ưu nhất.

Nếu thấy hay hãy cho 5 sao bạn nhé!

Để lại một bình luận