Cách xử lý hàng tồn kho khi giải thể Doanh nghiệp – Giải thể doanh nghiệp là thủ tục pháp lý phức tạp, tốn nhiều thời gian vì trong quá trình giải thể doanh nghiệp phải làm việc với các cơ quan nhà nước, chủ nợ, người lao động và gặp nhiều vấn đề. Một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp phải xử lý để doanh nghiệp được giải thể đó là hàng tồn kho. Sau đây cùng ĐLT Tín Tâm Việt tìm hiểu cách xử lý hàng tồn kho khi giải thể Doanh nghiệp.
Giải thể doanh nghiệp
Doanh nghiệp giải thể là doanh nghiệp chấm dứt tư cách pháp lý, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Vấn đề giải thể doanh nghiệp ảnh hưởng đến quyền lợi và liên quan đến nhiều đối tượng. Vì vậy Luật doanh nghiệp 2014 đã quy định về điều kiện để doanh nghiệp được giải thể tại khoản 2 điều 201 như sau:
“Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp”
Như vậy, một trong những điều kiện để doanh nghiệp được giải thể là hoàn tất nghĩa về tài sản. Trong trường hợp doanh nghiệp làm thủ tục giải thể nhưng vẫn còn hàng tồn kho, thì phải xử lý hàng tồn kho theo quy định của pháp luật.
Xử lý hàng tồn kho khi giải thể Doanh nghiệp
Pháp luật cũng đã quy định về các hoạt động bị cấm liên quan đến tài sản – hàng tồn kho kể từ khi doanh nghiệp đã có quyết định giải thể:
- Cất giấu, tẩu tán tài sản
- Ký kết hợp đồng mới trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp
- Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản
Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, cá nhân – người quản lý doanh nghiệp có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Đối với xử lý hàng tồn kho khi giải thể Doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp, người quản lý sẽ không được phép cất dấu, tẩu tán hàng tồn kho, không được ký kết hợp đồng mua bán hàng tồn kho, không được cầm cố, thế chấp, tặng cho hàng tồn kho.
Các thủ tục giải thể doanh nghiệp vẫn được thực hiện theo quy định tại các điều 202, 203 luật doanh nghiệp 2014 gồm các bước sau:
Bước 1: Thông qua quyết định giải thể công ty
Bước 2: Thông báo công khai quyết định giải thể
Sau khi quyết định giải thể được thông qua, doanh nghiệp phải thông báo cho những người có quyền và lợi ích liên quan đến hoạt động giải thể doanh nghiệp biết về quyết định giải thể
Bước 3: Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ của công ty
Bước 4: Nộp hồ sơ giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh
Bước 5: Cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý xử lý số hàng tồn kho để đảm bảo hoàn thành nghĩa vụ về tài sản.
Công văn 1922/TCT-CS ngày 03/06/2010 về việc xử lý tài sản khi giải thể doanh nghiệp, Tổng cục thuế đã có hướng dẫn về vấn đề này.
Theo đó: Doanh nghiệp khi giải thể thanh lý, chia nguyên liệu tồn kho và tài sản cố định (TSCĐ khi mua vào không có hoá đơn GTGT) cho các cổ đông là sáng lập viên. Thực chất đây là trường hợp Công ty bán thanh lý tài sản khi giải thể thì Công ty phải thực hiện theo phương thức bán, phải lập hoá đơn GTGT và kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.
Đối với tài sản cố định trước đây Công ty mua vào không có hoá đơn GTGT nay thanh lý, chia cho các cổ đông là sáng lập viên, giá tính thuế là giá bán ra chưa có thuế GTGT.
Trường hợp Cục thuế kiểm tra xác định: Nếu giá tính thuế không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường thì có thể tham khảo giá hàng hoá, dịch vụ do cơ quan quản lý nhà nước công bố cùng thời điểm, hoặc giá mua, giá bán của các doanh nghiệp kinh doanh cung ngành nghề, cùng mặt hàng hoặc giá bán của doanh nghiệp kinh doanh cùng mặt hàng có qui mô kinh doanh và số khách hàng lớn tại địa phương để xác định giá giao dịch thông thường làm căn cứ ấn định giá bán, giá mua và số thuế phải nộp theo quy định.
Như vậy số hàng tồn kho sẽ được chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.
Trên đây là những thông tin về xử lý hàng tồn kho khi giải thể Doanh nghiệp mà ĐLT Tín Tâm Việt cập nhật và chia sẻ đến các bạn. Mọi thắc mắc liên vui lòng liên hệ đến Hotline: 0986.211.911 (Zalo, Viber) để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng.