Trang chủ Tin tức Thông tư 40: Cá nhân kinh doanh trên shopee, Lazada, Tiki… phải đóng thuế

Thông tư 40: Cá nhân kinh doanh trên shopee, Lazada, Tiki… phải đóng thuế

Đăng bởi My Dung

Thông tư 40: Cá nhân kinh doanh trên shopee, Lazada, Tiki… phải đóng thuế – Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có thu nhập đến mức chịu thuế (trên 100 triệu đồng) trong năm dương lịch là đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế tại đây, việc thu thuế, quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được thực hiện bằng cách hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trực tiếp kê khai và nộp thuế.

Tuy nhiên với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, việc xuất hiện các sàn giao dịch thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki.. đã giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí đầu tư và vận hành cửa hàng, làm cho việc mở một cửa hàng kinh doanh online trở lên rất dễ dàng.

Cá nhân kinh doanh trên shopee, Lazada, Tiki... phải đóng thuế

Điều này đồng nghĩa với việc số lượng hộ kinh doanh, cá nhân có thu nhập từ kinh doanh tăng lên rất nhiều so với hình thức kinh doanh truyền thống. Theo đó việc quản lý và thu thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử cũng có sự thay đổi theo hướng dẫn mới nhất của thông tư 40/2021/TT-BTC ban hành ngày 01/6/2021.

1, Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có thu nhập đến mức chịu thuế (trên 100 triệu đồng) trong năm dương lịch là đối tượng nộp thuế GTGT và thuế TNCN

Số thuế GTGT phải nộp= Doanh thu tính thuế GTGT (*) x Tỷ lệ thuế GTGT (*)

Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN (*) x Tỷ lệ thuế TNCN (**)

(*) Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền; các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy định; các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế TNCN); doanh thu khác mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

(**) Tỷ lệ được áp dụng theo Phụ lục I ban hành theo Thông tư 40/2021/TT-BTC

Đối với ngành nghề phân phối, cung cấp hàng hóa thì tỷ lệ % tính thuế GTGT là 1% (trừ 1 số hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa không chịu thuế GTGT, không phải khai thuế GTGT, thuộc diện chịu thuế 0%) và tỷ lệ % tính thuế TNCN là 0.5%.

Cá nhân kinh doanh trên shopee, Lazada, Tiki... phải đóng thuế 3

2, Chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử thực hiện khấu trừ thuế, kê khai và nộp thuế thay hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Cách thức giao dịch trên phần lớn các sàn giao dịch thương mại điện tử hiện nay (như Shopee, Lazada, Sendo, Tiki,…) là các sàn sẽ thay chủ gian hàng thu tiền từ khách hàng, sau khi trừ khoản tiền phân chia cho sàn, chi phí (nếu có), sàn giao dịch sẽ trả phần còn lại cho chủ gian hàng. Dựa trên cơ sở chủ sở hữu sàn giao dịch sẽ có đầy đủ dữ liệu về doanh thu bán  hàng của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh cũng như cơ chế thu và trả tiền, Thông thư 40 áp dụng nguyên tắc khấu trừ tại nguồn cho việc quản lý và thu thuế của hộ kinh doanh, cá nhân  kinh doanh trên sàn thương mại điện tử.

Theo đó, tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử thực hiện khấu trừ thuế trước khi trả thu nhập cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và thực hiện khai thuế thay, nộp thuế thay cho các cá nhân, tổ chức theo hình thức kê khai theo tháng hoặc quý theo quy định.

3, Lộ trình áp dụng việc quản lý và thu thuế thay thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử

Mặc dù Thông tư 40/2021/TT-BTC đã có hiệu lực từ ngày 01/8/2021, nhưng Tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử chưa phải thực hiện việc khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân từ ngày 01/8/2021. Việc này sẽ được thực hiện theo lộ trình của cơ quan thuế.

Theo một hướng dẫn mới đây từ Bộ Tài chính và Tổng cục thuế, từ 01/8/2021 đến 31/12/2021, cơ quan thuế sẽ phối hợp khảo sát, hoàn thiện hệ thống, quy trình quản lý với các tổ chức sàn thương mại điện tử, tóm tắt như sau:

– Trong tháng 8/2021: Khảo sát một số sàn TNĐT để xây dựng chuẩn dữ liệu, dự thảo chuẩn dữ liệu lấy ý kiến sàn TMĐT. Thực hiện một số nguyên tắc:

+ Giải pháp cung cấp thông tin: Qua cổng thông tin điện tử Tổng cục Thuế hoặc kết nối trực tiếp với các sàn TMĐT.

+ Yêu cầu thông tin: Dữ liệu chuyển định kỳ, bao gồm thông tin cơ bản: tên gian hàng, MST, CCCD/CMND…

– Từ 1/8 – 1/10/2021: Tổng hợp ý kiến phản hồi, hoàn thiện, trình các cấp có thẩm quyền ban hành văn bản hướng dẫn về: chuẩn dữ liệu, quy trình cung cấp thông tin, giải pháp kết nối.

– Từ 1/10/2020 – 1/1/2022: Triển khai nâng cấp ứng dụng, đảm bảo việc cung cấp thông tin theo chuẩn định dạng bằng phương thức điện tử.

– Từ 1/1/2022: Sàn TMĐT thực hiện cung cấp thông tin với cơ quan Thuế theo phương thức điện tử.

4, Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có thể được mời lên làm việc trực tiếp với cơ quan thuế trong thời gian chưa thực hiện được việc kê khai và nộp

Cá nhân kinh doanh trên shopee, Lazada, Tiki... phải đóng thuế 2

Cũng theo Thông tư 40, trong thời gian chưa thực hiện được việc kê khai và nộp thuế thay, tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch điện tử, phải có trách nhiệm cung cấp các thông tin  liên quan đến hoạt động kinh doanh của cá nhân thông qua sàn theo yêu cầu của cơ quan thuế theo quy định của pháp luật như: họ tên; số định danh cá nhân hoặc chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu; mã số thuế; địa chỉ; email; số điện thoại liên lạc; hàng hóa, dịch vụ cung cấp; doanh thu kinh doanh; tài khoản ngân hàng của người bán, thông tin khác liên quan.

Điều này đồng nghĩa với việc cơ quan thuế sẽ được cung cấp thông tin doanh thu kinh doanh của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Nếu mức doanh thu đến mức chịu thuế nhưng chưa nộp thuế thì hộ kinh doanh, cá nhân có thể được mời lên làm việc trực tiếp tại cơ quan thuế và có thể phát sinh khoản phạt chậm nộp tiền thuế.

Như vậy, sau khi Thông tư 40 có hiệu lực thì hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh cần rà soát lại doanh thu kinh doanh và việc kê khai thuế để đảm bảo việc thực hiệng đúng nghĩa vụ thuế cũng như tránh được rủi ro bị phạt chậm nộp tiền thuế. Về phía tổ chức là chủ sở hữu các sàn giao dịch thương mại điện tử thì cần chuẩn bị nguồn lực để phối hợp với cơ quan thuế trong lộ trình khảo sát và triển khai việc kê khai và nộp thuế thay cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Trên đây là những thông tin tổng hợp về Cá nhân kinh doanh trên shopee, Lazada, Tiki… phải đóng thuế theo thông tư 40 mà ĐLT Tín Tâm Việt chia sẻ đến các bạn. Nếu như các bạn đang là cá nhân kinh doanh hay hộ kinh doanh trên các sàn TMĐT và có mong muốn tìm hiểu thêm, tư vấn thêm về Thuế thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé! Dịch vụ tư vấn Thuế miễn phí của ĐLT Tín Tâm Việt là giải pháp tuyệt vời dành cho bạn.

Công Ty TNHH Tư vấn Tín Tâm Việt

Văn Phòng: 38/8 Liên Khu 10-11, P. Bình Trị Đông, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh| Tel: 0986.211.911 FB: facebook.com/tintamviet.tax/

Nếu thấy hay hãy cho 5 sao bạn nhé!

Để lại một bình luận